(QK7 Online) - Được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam, ngày 6/5/2017, Biên đội tàu của Hải quân Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (gồm tàu Khu trục tên lửa 150/Chang Chun và tàu Hộ vệ tên lửa 532/Jing Zhou) cùng hơn 500 sỹ quan, thủy thủ đoàn, do Chuẩn Đô đốc Thẩm Hạo, Phó Tư lệnh Hạm đội Đông Hải làm trưởng đoàn đã cập Cảng Quốc tế thành phố Hồ Chí Minh, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức nước ta từ ngày 6/5 đến ngày 9/5/2017.
(QK7 Online) - Được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam, ngày 6/5/2017, Biên đội tàu của Hải quân Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (gồm tàu Khu trục tên lửa 150/Chang Chun và tàu Hộ vệ tên lửa 532/Jing Zhou) cùng hơn 500 sỹ quan, thủy thủ đoàn, do Chuẩn Đô đốc Thẩm Hạo, Phó Tư lệnh Hạm đội Đông Hải làm trưởng đoàn đã cập Cảng Quốc tế thành phố Hồ Chí Minh, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức nước ta từ ngày 6/5 đến ngày 9/5/2017.
Sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được ký kết, đất nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền: Miền Bắc hoàn toàn giải phóng và bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, tháng 3-1955, Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (mở rộng) xác định: “Xây dựng Quân đội nhân dân hùng mạnh, củng cố quốc phòng trong hòa bình là một công tác chủ yếu để tăng cường lực lượng. Phương châm xây dựng quân đội ta là tiến dần từng bước đến chính quy hóa và hiện đại hóa”[7].
Thực hiện chủ trương trên, quân đội ta đã nhanh chóng bước vào xây dựng theo kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ nhất (1955 - 1960). Đến năm 1960, quân đội ta từ lực lượng chủ yếu là bộ binh đã cơ bản trở thành quân đội chính quy, ngày càng hiện đại, gồm các lực lượng: Lục quân, Hải quân, Phòng không - Không quân, sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ mới của cách mạng. Đồng thời quân đội đã tích cực phối hợp với các lực lượng khác thực hiện tốt nhiệm vụ quân quản, nhanh chóng thiết lập trật tự, trị an; tích cực tham gia lao động sản xuất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, góp phần tạo ra tiền đề vật chất, kỹ thuật cho xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Ở miền Nam, trong những năm 1954-1960, Mỹ - Diệm thực hiện chính sách khủng bố tàn bạo, gây ra những tổn thất nặng nề cho cách mạng miền Nam. Trước tình hình đó, tháng 1-1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam và vạch rõ con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là sử dụng bạo lực cách mạng. Chấp hành nghị quyết của Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Quốc phòng đã quyết định đẩy mạnh hơn nữa công cuộc xây dựng quân đội theo kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ hai (1961 - 1965), nâng cao một bước quan trọng trình độ chính quy, hiện đại. Ngày 15 tháng 2 năm 1961, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang nhân dân ở miền Nam, đây là bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam trực tiếp hoạt động trên chiến trường miền Nam.
Trước sự can thiệp của quân đội Mỹ - một đế quốc có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh vào loại bậc nhất thế giới, nhưng dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân đội nhân dân Việt Nam đã sát cánh cùng với nhân dân và các lực lượng vũ trang khác, tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài và gian khổ, đã đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Từ giữa năm 1965, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, mục tiêu chiến lược của đế quốc Mỹ trong giai đoạn này là “tìm và diệt” bộ đội chủ lực của ta; bình định, kìm kẹp nhân dân hòng đánh bại cách mạng miền Nam. Trước tình hình đó, từ tháng 9 đến tháng 12-1965, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập tại chiến trường miền Nam 5 sư đoàn bộ binh (9, 3, 2, 5, 1) và một đơn vị pháo binh tương đương cấp sư đoàn mang phiên hiệu Đoàn pháo binh 69. Vừa xây dựng, vừa chiến đấu, bộ đội ta trên các chiến trường miền Nam đã tổ chức các trận tiến công, bẻ gãy nhiều cuộc hành quân quy mô lớn của Mỹ - ngụy, mở ra phong trào “tìm Mỹ mà đánh”, “tìm ngụy mà diệt”. Tiếp đó, quân và dân ta đã giành thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968, buộc Mỹ phải bắt đầu xuống thang chiến tranh, rút dần quân Mỹ về nước, chấm dứt cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ở miền Bắc lần thứ nhất.
Thất bại trên chiến trường miền Nam, từ năm 1969, Mỹ chuyển sang thi hành “Học thuyết Níchxơn” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Quân và dân ta đã phối hợp chặt chẽ với nhân dân Lào và Campuchia chiến đấu, giành được những thắng lợi to lớn trên chiến trường ba nước Đông Dương trong Xuân - Hè 1971, tạo ra sự thay đổi quan trọng trong cục diện chiến tranh. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ bị thất bại một bước nghiêm trọng. Đầu năm 1972, quân và dân ta mở cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.
Trước nguy cơ đổ vỡ của quân đội Sài Gòn, ngày 6-4-1972, đế quốc Mỹ huy động một lực lượng lớn không quân và hải quân mở cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc lần thứ hai, nhưng đã bị quân và dân miền Bắc đánh bại cuộc tập kích chiến lược lần thứ hai bằng B52 của Mỹ, lập nên trận “Điện Biên Phủ trên không” tại bầu trời Hà Nội. Thắng lợi to lớn của quân và dân hai miền Bắc và Nam, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về “chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” (27-1-1973), rút quân về nước. Tuy nhiên, dựa vào viện trợ của Mỹ, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu vẫn ráo riết thực hiện kế hoạch “tràn ngập lãnh thổ”, lấn chiếm vùng giải phóng của ta.
Để sớm kết thúc chiến tranh, theo đề nghị của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, từ cuối năm 1973 đến đầu năm 1975, Bộ Chính trị đã phê chuẩn việc thành lập các quân đoàn: 1, 2, 4, 3 và Đoàn 232 (tương đương quân đoàn). Việc thành lập các quân đoàn chủ lực đã đánh dấu bước phát triển mới của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chiến dịch Tây Nguyên đã mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 và đưa chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch hiệp đồng quân, binh chủng quy mô lớn nhất, giành thắng lợi to lớn nhất, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam cả về tổ chức lực lượng và trình độ chỉ huy tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng; là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam, góp phần quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; hoàn thành vẻ vang sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân vào điều kiện cụ thể của nước ta, nên ngay từ khi thành lập, trong Chánh cương vắn tắt của Đảng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc xác định “tổ chức ra quân đội công nông”[1]. Trên cơ sở lực lượng chính trị của cách mạng đã phát triển mạnh và lực lượng vũ trang nhân dân đang hình thành, Người đã Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Người chỉ rõ: “muốn hành động có kết quả thì về quân sự, nguyên tắc chính là nguyên tắc tập trung lực lượng, cho nên, theo chỉ thị mới của Đoàn thể, sẽ chọn lọc trong hàng ngũ những du kích Cao - Bắc - Lạng số cán bộ và đội viên kiên quyết, hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực”[2]… “trong khi tập trung lực lượng để lập một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương cùng phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi phương diện”[3].
Thực hiện Chỉ thị, ngày 22-12-1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), đồng chí Võ Nguyên Giáp đã thay mặt Đoàn thể tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và vạch rõ nhiệm vụ của đội đối với Tổ quốc: “Chúng ta sẽ vạch cho toàn dân con đường sống duy nhất là con đường đoàn kết để vũ trang đứng dậy. Quân giải phóng sẽ tỏ ra mình là một đội quân của dân, của nước, đi tiên phong trên con đường giải phóng của dân tộc”[4]. Sự ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân là một tất yếu lịch sử trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Từ đây, phong trào cách mạng của quần chúng có lực lượng vũ trang hỗ trợ, đáp ứng yêu cầu phát triển.
Ngay từ lần đầu ra quân, đội quân chủ lực đầu tiên với 34 chiến sĩ đã làm nên thắng lợi Phai Khắt, Nà Ngần, tạo ảnh hưởng rộng lớn trong quần chúng nhân dân; tiếp đó, là những chiến công mở rộng vùng giải phóng làm căn cứ cho các hoạt động đấu tranh giành độc lập. Ngày 15 tháng 5 năm 1945, Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân sáp nhập với Cứu quốc quân và các tổ chức vũ trang cách mạng tập trung của cả nước thành Việt Nam Giải phóng quân. Với tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến quyết thắng, Việt Nam Giải phóng quân là lực lượng nòng cốt cùng với toàn dân tiến hành Tổng khởi nghĩa, làm nên thành công Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành chính quyền về tay nhân dân, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.