Phòng tuyển sinh không làm việc Thứ 7, Chủ Nhật (trừ những ngày tổ chức lễ hội tuyển sinh/tư vấn hướng nghiệp đã ấn định trước (đã tạm dừng vì dịch covid)).
Phòng tuyển sinh không làm việc Thứ 7, Chủ Nhật (trừ những ngày tổ chức lễ hội tuyển sinh/tư vấn hướng nghiệp đã ấn định trước (đã tạm dừng vì dịch covid)).
Trao đổi về lịch nghỉ Tết Nguyên đán của học sinh Hà Nội là 8 ngày, ít hơn nhiều địa phương khác trên cả nước; trong khi ngày đến trường trở lại sau kỳ nghỉ Tết lại vào thứ Sáu, đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay: Lịch nghỉ dự kiến của thành phố Hà Nội được thiết kế theo khung đã được Thủ tướng phê duyệt và.
Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội cũng đã cân nhắc các tình huống khác nhau để đề xuất phương án phù hợp.
Theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành hiện hành, học sinh tiểu học đến trường từ thứ Hai đến thứ Sáu, cấp THCS và THPT học thêm thứ Bảy; nếu cho nghỉ thêm 3 ngày từ 27 đến 29/1, học sinh hai cấp THCS, THPT bị ảnh hưởng 2 buổi học.
Bên cạnh đó, hàng trăm nghìn trẻ mầm non, học sinh tiểu học có thể rơi vào tình trạng không có người trông do bố mẹ đi làm theo lịch chung.
Bên cạnh đó, ngày đi học đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết, các trường cũng thường dành phần lớn thời gian để cô trò ôn chuyện ngày Tết nên nếu học sinh trở lại trường vào thứ Sáu, thầy và học trò sẽ có buổi gặp gỡ đầu Xuân, làm quen trở lại với nhịp học tập; sau đó có thêm 1-2 ngày nghỉ cuối tuần để bắt đầu một tuần học mới.
Giấy phép số 86/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh cấp ngày 26 tháng 10 năm 2018.
Chịu trách nhiệm nội dung: Phan Thị Lệ Thu
Địa chỉ: 17/36 đường 18, Phường Linh Trung, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
Điện thoại liên hệ: 093 868 1629
Với Tết Nguyên đán Quý Mão, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Sở GD&ĐT, các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã sẽ nghỉ 7 ngày, từ 20/1/2023 đến hết ngày 26/1/2023 (tức từ 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão).
Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị các nhà trường thông báo cụ thể lịch nghỉ Tết đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường; thực hiện nghiêm túc việc phân công trực và bảo vệ cơ quan, trường học dịp nghỉ Tết.
Phối hợp chặt chẽ với Công an địa phương để có các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng cháy nổ... cho đơn vị.
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2023 của học sinh Hà Nội. Đồ họa báo Hà Nội mới
Căn cứ vào điều kiện thực tế, các đơn vị quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Tổ chức chu đáo việc thăm hỏi, trợ giúp đối với cán bộ, giáo viên, các gia đình thuộc diện chính sách và những gia đình có hoàn cảnh khó khăn để mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
Các nhà trường đồng thời phối hợp các đơn vị liên quan tuyên truyền, giáo dục đến học sinh, sinh viên trọng tâm thực hiện nếp sống văn minh, thanh lịch, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông; không tham gia đua xe, cổ vũ đua xe trái phép; không chơi cờ bạc và các tệ nạn xã hội; không thực hiện vận chuyển, tàng trữ, đốt pháo nổ hoặc các trò chơi nguy hiểm khác.
Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội cũng lưu ý, sau kỳ nghỉ Tết, các đơn vị phải khẩn trương ổn định nền nếp dạy, học và làm việc bình thường.
Dự thảo này được lấy ý kiến từ giữa tháng 3/2024 và khi được hỏi thì đa số sinh viên đang đi làm thêm đều cho rằng, không nên quy định quá chặt như vậy. Theo sinh viên, thực tế việc làm thêm hiện nay đa phần đều nhiều hơn số giờ trong dự thảo nhưng vẫn chấp nhận được. Làm thêm không chỉ giúp sinh viên trang trải cuộc sống mà nhiều trường hợp còn củng cố, mở rộng kiến thức đã học, thậm chí tìm được việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp.
Lê Thị Hồng Phấn hiện là sinh viên năm 4 Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) và đang vừa học vừa nhận quản lý một cửa hàng thời trang. Hồng Phấn cho biết, học Quản trị kinh doanh nên công việc làm thêm này giúp Phấn có thêm cơ hội hiểu rõ hơn về cách một doanh nghiệp hoạt động, tích lũy kiến thức và kỹ năng. Với thời gian làm từ 30-35 tiếng/tuần tuỳ lịch học tập ở trường và mức lương 20.000 đồng/h, Phấn đã giảm được sinh hoạt phí hàng tháng nhận từ gia đình.
Theo Phấn, việc quản lý thời gian để cân bằng việc đi học và đi làm khá khó nhưng vẫn làm được.
"Cửa hàng cũng tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên đi làm nên mình có thể cân bằng được thời gian đi học đi làm. Với mình, việc đi làm không ảnh hưởng nhiều đến việc học ở trường đâu. Nếu kiểm soát, giới hạn giờ làm của sinh viên thì với những bạn đi làm để kiếm thêm thu nhập, hỗ trợ đóng học phí thì ảnh hưởng đến khó khăn về tài chính của các bạn rất nhiều", Phấn nói.
Cũng đi làm thêm, Nguyễn Huỳnh Mẫn, sinh viên năm 4 trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP.HCM đang làm đến 8 tiếng/ngày cho một công ty chuyên hỗ trợ phát triển phần mềm. Trước đây, Mẫn có làm part-time ở một quán cafe nhỏ với số giờ ít hơn. Giờ làm công việc này nhiều thời gian hơn, vất vả và sắp xếp việc học khó hơn nhưng đổi lại, Mẫn có thu nhập khá, làm đúng nghề đang học, được trải nghiệm môi trường làm việc văn phòng và gặp gỡ các đồng nghiệp.
Theo Mẫn, với đề xuất giới hạn giờ làm việc trong tuần sẽ giúp sinh viên nói chung tự điều chỉnh giữa học và làm, không làm quá nhiều như Mẫn nhưng đôi khi lại mất đi cơ hội làm việc đúng chuyên ngành với thu nhập khá cao. Nói chung, sinh viên là người lớn, nên tự cân bằng và có trách nhiệm với quyết định của mình.
"Đề xuất này theo mình là hơi ép buộc quá. Bởi vì mình hơn 18 tuổi rồi, mình có lựa chọn cho cuộc sống của mình. Theo mình, đề xuất này nhằm bảo vệ sức khỏe cho sinh viên - những bạn làm nhiều như mình nhưng mà cũng làm mất đi một quyền lựa chọn cho cuộc sống của mình", Mẫn bày tỏ.
Thực tế, đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ là đang tạo cơ hội cho học sinh, sinh viên làm thêm, đồng thời đảm bảo sức khỏe, thời gian học tập cho các em nhưng nếu trở thành quy định áp dụng ngay có thể sẽ không khả thi. Bởi hiện nay sinh viên đi làm thêm ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc làm việc bán thời gian tại các cửa hàng dịch vụ khá nhiều và giờ giấc cũng linh hoạt, khó có thể quản lý được thời gian làm thêm trong ngày, trong tuần.
Thêm vào đó, đề xuất trách nhiệm quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên thuộc về cơ sở giáo dục, cũng khó thực hiện được. Bởi nhà trường không có chức năng giám sát sinh viên có hay không đi làm thêm và cũng không thể giám sát được. Các trường đại học đang quản lý sinh viên bằng kết quả học tập, trong đó có quy định nếu sinh viên nghỉ quá số giờ quy định của một môn học thì không được tham gia thi kết thúc học phần. Do đó, mỗi sinh viên sẽ phải tự tính toán, bố trí thời gian để tham gia học đầy đủ và đạt kết quả, ra trường đúng hạn.
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Đại học Công Thương TP.HCM cho biết, quy định giới hạn giờ làm thêm đã được nhiều nước phát triển đang làm. Tuy nhiên, nếu áp dụng tại Việt Nam còn hơi sớm. Đồng thời, việc quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên thuộc về cơ sở giáo dục là không khả thi. Lấy ví dụ ở Đại học, sinh viên đã đủ 18 tuổi, đủ chịu trách nhiệm và nhận thức, trường chỉ có thể khuyến cáo sinh viên chứ không thể bắt buộc làm thêm đúng thời gian.
"Nếu có thì trước mắt chỉ nên khuyến khích, đoàn trường, phòng công tác sinh viên khuyến khích sinh viên làm thêm 20 tiếng/tuần, thời gian còn lại dành cho việc học và nghiên cứu. Nhiều khi sinh viên lo làm thêm quên thời gian học và nghiên cứu, làm cho các bạn không tập trung vào việc học", Thạc sĩ Phạm Thái Sơn nêu ý kiến.
Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, lao động, hiện các trường đại học, cao đẳng đã có cơ chế quản lý sinh viên học tín chỉ, có thi cử và đánh giá rõ ràng. Việc học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động, đi làm thêm là việc nên khuyến khích, giúp các bạn trẻ có thể bù đắp một phần chi phí sinh hoạt, trang trải cuộc sống, thêm kinh nghiệm sống, trau dồi kỹ năng…
Học sinh Hà Nội được nghỉ Tết Dương lịch 2023 trong 2 ngày và nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão trong 8 ngày
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội yêu cầu các trường thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND thành phố, các văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo trong dịp nghỉ tết.
Phân công trực và bảo vệ cơ quan đơn vị; thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo trong dịp nghỉ Tết; hạn chế tối đa tổ chức các hoạt động tạp trung đông người để đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch.
Phối hợp chặt chẽ với công an địa phương để có các phương án cần thiết nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng cháy nổ… cho đơn vị.
Trong thời gian nghỉ Tết Dương lịch 2023, nếu có vấn đề đặc biệt phát sinh, các đơn vị cần báo cáo ngay về Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội để có hướng giải quyết kịp thời.
Sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch các đơn vị cần ổn định nền nếp dạy, học và trở lại làm việc bình thường.