1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng từ 02 – 50 thành viên. Các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Các thành viên trong công ty bị hạn chế quyền chuyển nhượng vốn góp của mình.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát. Trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty.
Xem thêm: Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Công ty phải có số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
Xem thêm: Hồ sơ thành lập công ty cổ phần
Là doanh nghiệp có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh). Ngoài ra, công ty còn có thể có các thành viên góp vốn.
Thành viên hợp danh phải là cá nhân. Và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Xem thêm: Hồ sơ đăng ký thành lập công ty hợp danh
Là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh; công ty trách nhiệm hữu hạn; hoặc công ty cổ phần.
Xem thêm: Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào để thành lập
Trên đây là những thông tin cơ bản về các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với LawKey để sử dụng Dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Pháp nhân được hiểu là một tổ chức có tư cách pháp lý độc lập nhất định. Tổ chức này có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tổ chức có tư cách pháp nhân là tổ chức được nhà nước công nhận để hoạt động một cách độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tổ chức có tư cách pháp nhân có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một pháp nhân được pháp luật quy định.
Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Pháp nhân thương mại hoạt động bởi 2 mục tiêu chính:
Ví dụ: Công ty cổ phần Vingroup là pháp nhân thương mại.
Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân hoạt động với mục tiêu chính không phải là tìm kiếm lợi nhuận. Trường hợp, pháp nhân phi thương mại hoạt động có lợi nhuận thì lợi nhuận này cũng không được chia cho các thành viên.
Pháp nhân phi thương mại bao gồm:
Ví dụ: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là pháp nhân phi thương mại. Vì mục tiêu chính của tổ chức không hướng tới lợi nhuận mà hướng tới các hoạt động nhân văn trong cộng đồng.
Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, tổ chức được công nhận có tư cách pháp nhân phải đáp ứng đủ 4 điều kiện sau:
1. Pháp nhân phải được thành lập theo quy định pháp luật
Ví dụ: Công ty TNHH ABC được xem là thành lập hợp pháp khi công ty nộp hồ sơ đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ Sở KH&ĐT.
Tổ chức được công nhận có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng là tổ chức có tư cách pháp nhân.
Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Anpha để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí nhé!
2. Pháp nhân phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
3. Pháp nhân phải có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó
Theo quy định của pháp luật, pháp nhân phải sở hữu một khối lượng tài sản nhất định để thiết lập quyền và nghĩa vụ trong các hoạt động của pháp nhân. Tài sản đó được hình thành từ các nguồn:
Pháp nhân có quyền sử dụng, định đoạt tài sản đó theo điều lệ hoặc theo quyết định thành lập của pháp nhân. Đồng thời pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm toàn bộ với phần tài sản đó.
Trong công ty TNHH ABC, các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm với phần vốn đã góp, mà không dùng tài sản cá nhân để thực hiện các nghĩa vụ của công ty (ngoại trừ công ty hợp danh).
4. Pháp nhân có thể nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
Pháp nhân có quyền nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập thông qua người đại diện. Đại diện của pháp nhân có thể là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.
Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, công ty TNHH (1 thành viên, 2 thành viên trở lên) có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Bởi vì công ty TNHH đáp ứng đủ 4 điều kiện:
Luật Doanh nghiệp 2020 cũng quy định, công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Bởi vì công ty cổ phần đáp ứng đủ 4 điều kiện:
Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp có ít nhất từ 2 thành viên hợp danh trở lên. Ngoài ra, công ty hợp danh còn có thể có thêm thành viên góp vốn.
Mặc dù tài sản của thành viên hợp danh không độc lập với tài sản của công ty nhưng tài sản của thành viên góp vốn lại độc lập với tài sản của công ty. Vì vậy, công ty hợp danh vẫn được xem là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp chỉ có một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp tư nhân phá sản thì chủ doanh nghiệp bắt buộc sử dụng tài sản cá nhân để thanh toán các khoản nợ cho doanh nghiệp. Lúc này tài sản của cá nhân không độc lập với tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
2. Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp
Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 chi nhánh, văn phòng đại diện được định nghĩa như sau:
Như vậy, mọi hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đều phụ thuộc vào doanh nghiệp và đều không được tham gia vào các quan hệ pháp luật với tư cách độc lập. Do đó, chi nhánh, văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân.
Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định, hộ kinh doanh được thành lập bởi một cá nhân/các thành viên trong hộ gia đình. Cá nhân/thành viên đó phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi nghĩa vụ/khoản nợ của hộ. Vì vậy mà hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân.