Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội có báo cáo do Giám đốc Sở Nguyễn Xuân Đại ký, cho biết toàn Thành phố hiện đang gieo trồng khoảng 93.138ha cây hàng năm (72.058ha lúa, hiện nay đang giai đoạn làm đòng - chín sáp, thời gian thu hoạch lúa tập trung dự kiến từ 25/9-05/10/2024; 21.080ha rau màu, đã thu hoạch khoảng 9.064 ha chiếm 43% diện tích) và 20.339,4ha cây ăn quả. Diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 22.600ha.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội có báo cáo do Giám đốc Sở Nguyễn Xuân Đại ký, cho biết toàn Thành phố hiện đang gieo trồng khoảng 93.138ha cây hàng năm (72.058ha lúa, hiện nay đang giai đoạn làm đòng - chín sáp, thời gian thu hoạch lúa tập trung dự kiến từ 25/9-05/10/2024; 21.080ha rau màu, đã thu hoạch khoảng 9.064 ha chiếm 43% diện tích) và 20.339,4ha cây ăn quả. Diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 22.600ha.
Mực nước sông Biala ở Glucholazy, miền Nam Ba Lan dâng cao. (Ảnh: AFP/Getty Images)
Trong ngày 15/9, con bão Boris mang theo lượng mưa tương đương một tháng tiếp tục đổ xuống nhiều quốc gia Trung và Đông Âu như Áo, Cộng hòa Czech, Ba Lan, Romania, Đức... gây ra lũ lụt và gián đoạn giao thông trên diện rộng.
Tính đến cuối giờ chiều 15/9, ít nhất 7 người đã thiệt mạng do mưa lũ tại các nước Trung Âu bị ảnh hưởng bởi bão Boris.
Khoảng 5.400 ngôi nhà đã bị hư hại ở khu vực Đông Nam Galati, thành phố đông dân thứ 8 ở Romania, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lũ lụt. Dịch vụ cứu hộ đã được triển khai tại các quận bị ảnh hưởng nặng nề khi chính quyền cảnh báo đã ghi nhận lượng mưa lớn nhất trong 100 năm qua trong 24 giờ qua.
Thị trấn Krnov (Cộng hòa Czech) gần như bị nước nhấn chìm
Phó Thị trưởng thị trấn Krnov - Miroslav Binar - nói với truyền thông rằng ước tính có khoảng 70% - 80% thị trấn bị ngập hoàn toàn.
Sông Opava và Opavice hợp lưu tại Krnov, cách Prague khoảng 240 km về phía Đông và có dân số chỉ dưới 23.000 người. Tuy nhiên, hiện đã quá muộn để sơ tán người dân Krnov và tình hình còn tồi tệ hơn thảm họa lũ lụt năm 1997.
Mưa lũ nhấn chìm một thị trấn ở Czech. (Ảnh: AP)
Trực thăng đã được huy động để cứu hộ những người gặp nạn. Tình hình cũng rất nghiêm trọng ở nhiều nơi khác ở phía Đông đất nước này, chẳng hạn như các thành phố Opava và Ostrava.
Trong khi đó, Tổng thống Czech Petr Pavel đã vận động toàn dân quyên góp để giúp đỡ các nạn nhân lũ lụt. Trong một bài đăng trên X, ông lưu ý rằng những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chẳng hạn như xung quanh Jesenik ở và Frydlant, cũng là một số vùng nghèo nhất cả nước.
Sông tràn bờ, gây ngập lụt đường phố và nhà cửa ở Vienna (Áo)
Các viên chức cứu hộ cho biết mực nước sông Wien ở phía Tây thủ đô Vienna đã tăng từ 50 cm lên 2,26 m trong một ngày.
Các tuyến đường đi bộ đường dài và đi xe đạp, cũng như các nhà hàng dọc bờ sông đều bị ngập nước.
Kênh đào Danube ở trung tâm thành phố Vienna tràn bờ, ngày 15/9. (Ảnh: AFP/Getty Images)
Ở vùng ngoại ô Penzing, phía Tây Bắc Vienna, sông Wien cũng tràn bờ ở một số nơi. Người dân đã phải sơ tán, trong khi đường phố và bãi đỗ xe ngầm đều ngập trong nước.
Mạng lưới điện đã bị cắt ở ba quận của Vienna, khiến hai tuyến tàu điện ngầm dừng hoạt động một phần.
Mưa lớn vỡ đập ở Tây Nam Ba Lan
Các quan chức cho biết một con đập ở Stronie Slaskie, thuộc vùng Hạ Silesia, đã bị vỡ và nước từ sông Biala Ladecka hiện đang chảy tự do vào lưu vực sông Nysa Klodzka.
Kể từ sáng 13/9, lượng mưa ở phía Tây Nam Ba Lan nhiều hơn so với trận lũ thiên niên kỷ năm 1997 (Ảnh: DPA)
Thị trấn Stronie Slaskie nằm ở Thung lũng Klodzko trên biên giới của Ba Lan với Cộng hòa Czech. Cảnh sát đã điều một trực thăng cứu hộ đến khu vực này để đưa những người bị mắc kẹt do nước tràn đến nơi an toàn. Binh lính quân đội cũng có mặt tại hiện trường.
Trước đó, vào tối 14/9, một con đập cũng bị vỡ ở ngôi làng miền núi gần đó là Miedzygorze.
Mực nước sông Elbe (phía Đông nước Đức) dâng cao ở mức nguy hiểm
Bang Saxony, miền Đông nước Đức đang chuẩn bị ứng phó với lũ lụt khi các nước láng giềng Trung Âu đang phải vật lộn với mưa xối xả và mực nước dâng cao.
Các quan chức nhà nước cho biết sông Elbe tại Schöna, gần biên giới với Cộng hòa Czech, dự kiến sẽ đạt đỉnh ở mức 7,50 m vào chiều 17/9. Mực nước này đủ để kích hoạt mức cảnh báo cao nhất trong khu vực về nguy cơ vỡ đập và nước tràn bờ.
Thủ phủ của bang Dresden, nằm trên sông Elbe sẽ được bảo vệ khỏi mực nước dâng cao bằng các rào chắn di động được dựng lên vào ngày 16/9.
Các nhà chức trách ở Dresden cũng đang chạy đua để hoàn thành việc tháo dỡ các bộ phận của cây cầu bị sập xuống sông Elbe vào giữa tuần qua, trước khi lũ lụt xảy ra.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Thọ, trong những ngày qua, nước từ thượng nguồn sông Hồng đổ về trong 2 ngày qua rất lớn, người dân tại 2 huyện Hạ Hòa và Cẩm Khê đang phải căng mình chống chọi với dòng nước lũ. Mấy ngày qua, mực nước trên sông Hồng tại xã Ấm Thượng (huyện Hạ Hòa) là 28,69m, trên mức báo động 3 là 2,69m, vượt đỉnh lũ lịch sử vào năm 1971. Nhiều hộ dân tại 2 huyện Cẩm Khê và Hạ Hòa đã bị ngập sâu với gần 4.000 hộ dân đã bị nước ngập và phải di dời người, tài sản đến vị trí an toàn.
Trong những ngày qua, huyện Hạ Hòa đã huy động mọi nguồn lực để cùng người dân chống chọi với lũ lụt trên diện rộng. Tính đến sáng nay, toàn huyện đã có một người chết do sạt lở đất xảy ra tại xã Tứ Hiệp; hơn 6.600 hộ phải di dời và có nguy cơ phải di dời, trong đó đã thực hiện di dời hơn 4.300 hộ và hơn 2.300 hộ đang tiếp tục di dời với gần 26.700 nhân khẩu. Ngoài ra lũ lụt còn khiến hàng trăm ha lúa, hoa màu, khu vực nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại.
Lực lượng vũ trang giúp người dân xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa di chuyển tài sản cho nhân dân.
Hiền Lương là một trong những địa phương phải chịu nhiều thiệt hại do mưa lũ. Toàn xã có 5 khu với gần 3.000 hộ bị ngập, trong đó có nhiều chỗ ngập sâu tới 2m và bị cô lập hoàn toàn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hiền Lương Lê Đăng Hùng cho biết, trong những ngày qua, chính quyền xã đã cùng bà con di dời người và tài sản, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho bà con.
Hiện nay, mực nước sông vẫn tiếp tục dâng, xã sẽ tiếp tục rà soát những hộ dân thuộc diện phải di dời để đưa đến vị trí an toàn, sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm; phân công lực lượng ứng trực, theo dõi nắm tình hình các khu vực bị ngập và có nguy cơ bị ngập, sẵn sàng hỗ trợ những hộ dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Ông Phùng Ngọc Được, khu 8, thị trấn Hạ Hòa cho biết, gia đình ông ở đây gần 60 năm nhưng chưa từng chứng kiến trận ngập nào lớn như này. Mặc dù hạ tầng giao thông, đê điều, nhà cửa đã được nâng cao so với đỉnh lũ lịch sử năm 1971 mà cả thị trấn vẫn ngập nặng. Rất may mắn, trong những ngày qua có lực lượng quân đội và công an hỗ trợ ngăn bằng bao cát hạn chế nước vào nhà nên không ảnh hưởng đến tài sản của nhân dân.
Còn tại huyện Cẩm Khê, nước sông Thao dâng cao cũng gây ngập úng hàng loạt nhà dân thuộc các xã ven sông như Phượng Vĩ, Tuy Lộc, Minh Tân, Ngô Xá, thị trấn Cẩm Khê. Theo thống kê sơ bộ, toàn huyện có 786 hộ bị ảnh hưởng bởi nước lũ sông Thao dâng cao gây ngập nước, trong đó có 490 hộ phải di dời người và tài sản (17 người thuộc khu vực bãi Phú Động, thị trấn Cẩm Khê buộc phải cưỡng chế di dời). Ngoài ra, toàn huyện có 944ha lúa, rau màu, rau xanh, cây ăn quả, cây hằng năm, cây lâu năm bị ngập úng.
Nhiều khu vực của huyện Cẩm Khê bị nước lũ cô lập.
Nhằm khắc phục hậu quả thiên tai sớm nhất, hạn chế đến mức tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Cẩm Khê đã chỉ đạo các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ và người dân địa phương huyện Cẩm Khê chung tay với chính quyền, tập trung mọi nguồn lực tổ chức hỗ trợ người dân di dời người, tài sản; đắp đê bao, đê bối trong thời gian sớm nhất để hạn chế thiệt hại...
Cũng như sông Thao, sông Lô những ngày qua mực nước liên tục dâng uy hiếp tính mạng và tài sản của nhiều hộ dân sinh sống ven sông. Người dân đang sinh sống tại nhiều xã của các huyện Đoan Hùng, Phù Ninh, thành phố Việt Trì phải trắng đêm chạy lũ.
Đêm 10/9, xảy ra vỡ đê ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Khu vực đê vỡ là cống qua đê giáp ranh giữa xã Hợp Nhất của Đoan Hùng (Phú Thọ) và xã Quyết Thắng của Sơn Dương (Tuyên Quang). Do vậy, huyện Đoan Hùng huy động nhân lực cùng với các địa phương của huyện Sơn Dương tập trung khắc phục hậu quả.
Huyện Đoan Hùng huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ và người dân xã Hợp Nhất tham gia ứng cứu sự cố vỡ đê ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đoan Hùng Nguyễn Văn Vấn cho biết, ngay sau khi sự việc xảy ra, hàng trăm người dân và các lực lượng chức năng của hai địa phương đã khẩn trương chuyển các bao đất tới vị trí vỡ đê. Nhiều xe tải chở đá và máy xúc cũng đã được huy động tới hiện trường để ứng phó với sự cố. Trong đó, huyện Đoan Hùng đã huy động các lực lượng Công an, Quân đội và lực lượng tại chỗ khoảng 200-300 người cùng máy xúc và xe tải thực hiện hỗ trợ di dời người và tài sản của 20 hộ thuộc khu Hố Xanh và tham gia đắp đê chống lụt.
Ngay trong đêm, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Đoan Hùng phát lệnh báo động số 3 tới các xã: Phú Lâm, Hùng Xuyên, Vân Du, Chí Đám, Hợp Nhất, thị trấn Đoan Hùng, Sóc Đăng, Hùng Long, Vụ Quang và Xí nghiệp thủy nông Đoan Hùng. Đồng thời yêu cầu triển khai lực lượng, vật tư, phương tiện, tăng cường tuần tra, canh gác, phát hiện mọi sự cố hư hỏng của đê, kè, cống và có biện pháp xử lý kịp thời.
Cũng trong đêm qua, trăm nhà dân ngoài ven đê xã Bình Phú, huyện Phù Ninh bị ngập lụt. Nước ngập đã cô lập hoàn toàn khu 5, khu Long Châu và khu Trung Dầu khiến 200 hộ dân phải di dời khẩn cấp. Huyện Phù Ninh đã huy động gần 150 đồng chí gồm lực lượng thường trực, công an, dân quân và Tiểu đoàn 19, Bộ Tham mưu Quân khu 2 phối hợp lực lượng tại chỗ ứng cứu người dân.
Lực lượng quân đội giúp người dân xã Bình Phú di dời tài sản đến nơi an toàn.
Thiếu tá Trần Trọng Hiếu, Chính trị viên Tiểu đoàn Đặc công 19 cho biết, đơn vị huy động gần 40 cán bộ, chiến sĩ, cùng 1 xe tải, 10 xuồng cứu hộ, 2 xe cải tiến, 10 phao bơi để hỗ trợ người dân di chuyển tài sản, vật nuôi đến nơi an toàn đảm bảo không để xảy ra thiệt hại về người và tài sản.
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Ninh Nguyễn Phúc Suyên cho biết, những chỗ nước ngập sâu, các lực lượng đã dùng thuyền để sơ tán với phương châm “cứu người trước, tài sản sau”. Vì vậy, ngay trong đêm, 200 hộ dân của khu Long Châu đã được di dời đến nơi an toàn. Hiện tại, huyện đang tiếp tục vận động, tuyên truyền các hộ dân còn lại có nguy cơ ngập cao sơ tán đến nơi an toàn.
Thành phố Việt Trì đã yêu cầu các địa phương ven sông thực hiện phương án di chuyển người và tài sản các hộ ở ngoài đê có nguy cơ bị ngập lụt. Chính quyền các địa phương đang tích cực, khẩn trương hỗ trợ người dân sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn.
Tại tổ 12, khu 1, phường Dữu Lâu, có 46 hộ dân sống ngay sát chân cầu Vĩnh Phú (khu vực bến phà cũ), đây là khu vực dự báo có nguy cơ ngập sau khi nước dâng cao, chảy xiết. Chính quyền, các lực lượng chức năng đã tuyên truyền, vận động và huy động lực lượng hỗ trợ người dân di chuyển khỏi khu vực; trong đó có nhiều người già được vận động di chuyển vào ở tạm tại Trạm Y tế phường...
Bà Nguyễn Thị Lan, sinh năm 1950, khu 1, phường Dữu lâu cho biết, gia đình bà sinh sống ở đây đã nhiều năm rồi. Nhưng năm nay là năm mà mực nước sông Lô dâng cao nhất. Nhà bà hiện bị ngập sâu gần 2m. Rất may, gia đình đã được chính quyền giúp đỡ và đã di chuyển khỏi khu vực ngập lụt.
Người dân thị trấn Hạ Hòa chủ động chống lũ.
Tính đến sáng 11/9, toàn thành phố đã tiến hành di dời gần 300 hộ dân với gần 2.500 khẩu. Trong đó, xã Sông Lô có 40 hộ, xã Phượng Lâu hơn 50 hộ, phường Dữu Lâu 120 hộ, xã Hùng Lô 4 hộ, phường Bến Gót 5 hộ, phường Tiên Cát 15 hộ, xã Thuỵ Vân 4 hộ, phường Bạch Hạc gần 50 hộ.
Bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân
Theo Báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Thọ, tính đến sáng nay, tại Phú Thọ bão số 3 đã làm 10 người chết và mất tích, trong đó huyện hạ Hòa có 2 người chết và mất tích; 8 người mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu; 5 người bị thương; 280 ngôi nhà bị hư hỏng do cây đổ, tốc mái.
Tính đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 7.000 hộ dân bị ngập và phải di dời (Hạ Hòa: 4311 hộ; Cẩm Khê: 490 hộ; Đoan Hùng: 1351 hộ; Thanh Sơn: 206 hộ; Thanh Ba: 178 hộ; Phù Ninh: 300 hộ…). Ngoài ra, mưa lũ còn làm hàng nghìn ha lúa, hoa màu, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; nhiều hệ thống kênh mương thủy lợi, giao thông, đê điều bị hư hỏng…
Cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Phú Thọ giúp người dân dọn dẹp đường xá.
Để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang yêu cầu các đơn vị, địa phương kiên quyết sơ tán, di dời người dân khỏi vùng nguy hiểm, có phương án hỗ trợ nơi ăn chốn ở, ổn định đời sống cho nhân dân. Việc di dời tài sản và sơ tán dân là yêu cầu bắt buộc, cùng vận động, tuyên truyền, nếu ai không tự nguyện di dời phải cưỡng chế để bảo đảm an toàn tính mạng cho nhân dân; tiếp tục huy động sự vào cuộc, chung tay mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị đến từng khu dân cư và mỗi người dân.
Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Bùi Minh Châu yêu cầu các cấp, ngành, địa phương khẩn cấp, tập trung cứu người, tài sản của người dân, trong đó tập trung vào các khu vực trọng yếu. Chính quyền các địa phương tiếp tục triển khai lực lượng tại chỗ trong công tác ứng cứu, khắc phục hậu quả, lưu ý bảo đảm lương thực, nước uống cho người dân trong khu vực chịu ảnh hưởng thiên tai. Các địa phương phải thường xuyên cập nhật tình hình dự báo, cảnh báo thiên tai để thông tin, tuyên truyền người dân chủ động ứng phó, di dời.
Lực lượng công an, quân đội tiếp tục bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, đồng thời giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Không để ra tình trạng nhiễu loạn thông tin, thông tin không chính xác gây hoang mang trong nhân dân và dư luận xã hội.
Chỉ sau 01 ngày phát động, cán bộ, Đảng viên, Nhân dân, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm xã Vạn Thắng đã tham gia ủng hộ được 210 triệu đồng. Điều này một lần nữa chứng minh sức mạnh đoàn kết của Dân tộc Việt Nam nói chung, Nhân dân xã Vạn Thắng nói riêng. Toàn bộ số tiền này đã được xã Vạn Thắng chuyển đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Nông Cống vào chiều ngày 13/9 để sớm giúp đồng bào lũ lụt khắc phục hậu quả mưa lũ, ổn định cuộc sống.
Do nước lũ sông Hồng lên cao, dòng chảy xiết, sáng 10/9/2024, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thông báo hạn chế xe qua Cầu Chương Dương. Cụ thể, hướng từ Hoàn Kiếm đi Long Biên: cấm xe khách, xe hợp đồng, ôtô du lịch trên 9 chỗ; cấm ôtô tải trên 0,5 tấn; xe buýt được chạy bình thường. Hướng từ Long Biên đi Hoàn Kiếm: cấm xe khách, xe hợp đồng, xe du lịch trên 9 chỗ; cấm xe tải trên 0,5 tấn; xe buýt được qua cầu. Xe khách, xe hợp đồng, ôtô du lịch trên 9 chỗ và ôtô tải trên 0,5 tấn lưu thông theo các cầu: Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Thăng Long.