Mang triết lý của những người gieo hạt, người Vingroup biết tạm quên đi những thành công để bước tiếp; biết gác lại niềm vui của một mùa vàng bội thu để lại “cuốc bẫm, cày sâu”, chuẩn bị cho những mùa vụ mới. Bằng cách ấy, họ giữ mãi nhiệt huyết của tinh thần khởi nghiệp!
Mang triết lý của những người gieo hạt, người Vingroup biết tạm quên đi những thành công để bước tiếp; biết gác lại niềm vui của một mùa vàng bội thu để lại “cuốc bẫm, cày sâu”, chuẩn bị cho những mùa vụ mới. Bằng cách ấy, họ giữ mãi nhiệt huyết của tinh thần khởi nghiệp!
Tại sao không hiệu quả: Nhiều bạn khi giao tiếp với người bản xứ, nếu họ hỏi lại “Pardon?”, “Sorry?”, “Say that again” thì cảm thấy xấu hổ, mình vừa nói sai ngữ pháp, phát âm gì đấy làm người ta không hiểu, từ đó thành ra tự ti, tránh né tiếp xúc với người bản xứ.
Điều đó thật tai hại. Hãy nhớ rằng trong giao tiếp, cách nói là linh hoạt, nếu họ chưa hiểu cách nói này, từ này của chúng ta, hãy dùng cách nói khác, từ khác để diễn giải theo một hướng khác cho họ có thể hiểu được. Đơn giản vậy thôi.
Tại sao không hiệu quả: không có mục tiêu, giống như bạn đang đi mà không biết đi đâu. Chắc chắn sẽ lạc đường. Không có deadline cho mục tiêu và việc học của mình, bạn sẽ trì hoãn và rồi sẽ không đến được đích.
Hãy cho mình 1 mục tiêu lớn lao, không phải đơn thuần chỉ để vượt qua những bài kiểm tra ở trường, để vượt qua kỳ thi IELTS hay TOEIC, mà hãy nghĩ về lý do sâu xa: tại sao bạn PHẢI học tiếng Anh. Để giao tiếp với mọi người trên thế giới, để tiếp cận với nguồn tri thức khổng lồ của thế giới? Và khi bạn giỏi rồi bạn sẽ giúp đỡ người khác chứ?
Không phải là Real English (tức tiếng Anh thật sự trong đời sống hằng ngày), mà chỉ học trong các bài dialogues, hội thoại nhàm chán Tại sao không hiệu quả: Đối với phương pháp học tiếng Anh truyền thống, Bạn sẽ không biết được người bản xứ thật sự giao tiếp như thế nào, dùng tiếng lóng (slangs) ra sao, nhấn nhá như thế nào trong câu khi nói. Vậy học tiếng anh có khó không.
Tại sao không hiệu quả: Để dùng tiếng Anh một cách thành thạo, bạn phải lặp đi lặp lại (repetition) một từ vựng, cấu trúc câu, bài học nhiều lần, đến khi hiểu chúng 100%, dùng chúng thành thục, để chuyển nó vào tiềm thức (nơi mà chúng ta có thể bật ra 1 cách tự động như thói quen), chứ không chỉ là ý thức (phải suy nghĩ mới bật ra được). Đó là cách duy nhất để bạn bỏ được cái gọi là dịch (translation) từ tiếng mẹ đẻ trong đầu, và thành thạo ngôn ngữ này.
Xem thêm : Tại sao phương pháp học tiếng Anh của bạn mãi không tiến bộ
Bạn phải tin 100% và nhắc đi nhắc lại mỗi ngày, mỗi giờ để nó in vào máu. Bạn phải nhớ rằng: não bộ của con người phi thường, năng lực của bạn cũng phi thường (NLP)… Bạn hoàn toàn có thể giỏi tiếng Anh như người khác.
Nếu bạn luyện tập đủ nhiều, theo phương pháp học tiếng anh đúng đắn, bạn sẽ thành công. Nếu bạn chưa thành công, thì bạn luyện tập chưa đủ nhiều, hoặc phương pháp của bạn chưa dẫn đến con đường thành công nhanh nhất, hoặc bạn chưa tin 100% vào bản thân mình.
Tương tự như người Hongkong hay người Quebec, Canada, cũng như nhiều ng châu Âu, họ đều nói 2 ngoại ngữ từ khi còn bé. Điều này dẫn đến họ tin rằng họ có thể nói nhiều ngoại ngữ. Do vậy mà việc học ngoại ngữ đối với họ dường như rất dễ và rất hứng thú. Họ có thể nói rất nhiều ngoại ngữ. Người VN từ khi sinh ra chỉ nói tiếng Việt. Đáng buồn là nhiều bạn không tin rằng mình có thể giỏi tiếng Anh!
Hi vọng những chia sẻ của WISE sẽ giúp bạn tìm ra PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH phù hợp cho mình. Các bạn cũng có thể khám phá ngay các bí kíp giúp bạn học tốt Tiếng Anh cùng với các phương pháp học do WISE biên soạn nhé!
Ngoài ra đừng quên theo dõi các bài viết mới của WISE và follow Fanpage, Cộng đồng nâng band thần tốc, kênh Youtube của WISE ENGLISH để nhận được nhiều thông tin và tài liệu bổ ích nhé!
Tìm hiểu thêm:Lộ trình học IELTS cho người mới bắt đầu từ 0 – 7.0+ trong vòng 150 buổi
Trung Tâm Luyện Thi Ielts Đà Nẵng Tốt Nhất Không Thể Bỏ Qua
I. Quá chú trọng các quy tắc ngữ pháp
Tại sao cách học này không hiệu quả? Suy nghĩ quá nhiều về các quy tắc ngữ pháp trong khi nói sẽ làm việc nói chậm lại, do não bộ không thể xử lý quá nhiều thông tin. Sự thật là người bản xứ KHÔNG quá chú trọng đến ngữ pháp của bạn trong khi nói, họ chỉ đơn giản muốn giao tiếp và hiểu bạn (cũng như người Việt không quá chú trọng đến ngữ pháp tiếng Việt khi nói).
Người bản xứ không học ngữ pháp cho đến khi… lên trung học phổ thông. Họ học để phục vụ cho kỹ năng Writing. Khi viết, bạn có thời gian để trau chuốt cho ngữ pháp, nhưng khi nói bạn không hề có thời gian! Điều bạn cần làm là có 1 cách học ngữ pháp đúng để bật ra câu nói đúng ngữ pháp một cách tự động mà không cần phải suy nghĩ.
Xem thêm : NHỮNG SAI LẦM KHI HỌC TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI VIỆT
Chúng ta thường chỉ làm các bước sau: “Từ mới: nghĩa tiếng Việt”. Ví dụ: table: cái bàn, cure: chữa bệnh Tại sao không hiệu quả: Đố bạn giao tiếp được một câu hoàn chỉnh với những từ mà bạn học theo phương pháp trên. Hãy nhớ rằng, khi giao tiếp, chúng ta luôn giao tiếp theo CÂU HOÀN CHỈNH. Một câu chứa lượng thông tin nhiều hơn rất nhiều so với một từ đơn lẻ. Một câu có mang ý nghĩa nên dễ ghi nhớ và ứng dụng hơn.
Khi học theo CÂU, bạn cũng đang ghi nhớ ngữ pháp trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Đây chính là điều bạn cần làm để học ngữ pháp, chứ không phải học thuộc các quy tắc như trên trường lớp đã dạy.
Tại sao không hiệu quả: Hãy nhớ lại, bạn học tiếng Việt như thế nào? Khi bạn còn nhỏ, bạn dành mấy năm đầu đời chỉ để… NGHE. Nghe bố mẹ, ông bà, những người xung quanh nói chuyện. Rồi đến 1 lúc nào đó bạn bật ra tiếng nói đầu tiên. Hãy học tiếng Anh như một đứa trẻ. Hãy trở về với việc học ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất.
Xem thêm: Rèn luyện kỹ năng Listening
Chúng ta không chú trọng học các âm trong tiếng Anh, mà phiên âm ra âm tiếng Việt gần nhất. Ví dụ: table → tây bồ, cure → cua. Tại sao nó làm hỏng phát âm của chúng ta: Hãy nhớ rằng âm trong tiếng Anh rất khác trong tiếng Việt. Trong tiếng Anh, có âm gió, nguyên âm đuôi, một từ có nhiều âm, trong khi tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết.
VII. Thầy cô quá chú trọng chỉnh lỗi ngữ pháp, la rầy khi học sinh nói chưa đúng
Tại sao không hiệu quả: 1 vòng luẩn quẩn sẽ xảy ra:
Nói tiếng Anh → Bị thầy cô lập tức chỉnh, nhắc lỗi, la rầy trước lớp (lỗi ngữ pháp, từ vựng…) → Xấu hổ với bạn bè → Không nói nữa, không phát biểu nữa → Cảm thấy ghét tiếng Anh → Ít học tiếng Anh → Kém hơn, ít giao tiếp hơn → Kết quả tệ hơn → Khẳng định niềm tin rằng mình kém tiếng Anh, tiếng Anh không dành cho mình.
SỰ THẬT đơn giản là: khi mới học nói tiếng Anh, bạn sẽ mắc nhiều sai sót, không sao cả, không cần phải buồn về điều này. Hầu hết những người bản xứ không quan tâm và KHÔNG BIẾT bạn có sai ngữ pháp không. Họ đang bận tìm hiểu bạn nói gì, họ chỉ muốn giao tiếp với bạn. Trong tiếng Việt, chúng ta có để ý người đối điện đang sai ngữ pháp?
Hãy nhớ rằng: Bản chất của giao tiếp là hiểu nhau, chứ không phải ngữ pháp. Do vậy, đừng hình thành nên tiêu cực rằng mình sinh ra đã kém tiếng Anh, nó không dành cho mình. Thật là tai hại đó!