Người mất sổ tiết kiệm có thể được rút tiền qua phương thức điện tử, song cũng có ngân hàng quy định chỉ được rút tiền sau khi được cấp sổ mới
Người mất sổ tiết kiệm có thể được rút tiền qua phương thức điện tử, song cũng có ngân hàng quy định chỉ được rút tiền sau khi được cấp sổ mới
Theo Điều 18 Thông tư 48/2018/TT-NHNN thì việc rút sổ tiết kiệm trực tiếp tại ngân hàng được thực hiện theo thủ tục sau:
(1) Tổ chức tín dụng đề nghị người gửi tiền thực hiện các thủ tục sau:
- Xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền, của tất cả người gửi tiền (đối với tiền gửi tiết kiệm chung).
Trường hợp chi trả tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật, Giấy tờ xác minh thông tin của người đại diện theo pháp luật và Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền.
- Nộp giấy rút tiền gửi tiết kiệm có chữ ký đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại tổ chức tín dụng. Đối với người gửi tiền là người không viết được, người không đọc được, người không nhìn được: người gửi tiền thực hiện theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng.
(2) Tổ chức tín dụng đối chiếu thông tin của người gửi tiền, thông tin của người đại diện theo pháp luật của người gửi tiền trong trường hợp chi trả tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật, thông tin trên Thẻ tiết kiệm, chữ ký trên giấy rút tiền đảm bảo chính xác với các thông tin lưu tại tổ chức tín dụng.
(3) Sau khi tổ chức tín dụng và người gửi tiền hoàn thành các thủ tục trên, tổ chức tín dụng thực hiện việc chi trả đầy đủ gốc, lãi tiền gửi tiết kiệm cho người gửi tiền.
Lưu ý: Tổ chức tín dụng hướng dẫn thủ tục chi trả đối với các trường hợp chi trả sau đây phù hợp với quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, đảm bảo việc chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác, an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng:
- Chi trả tiền gửi tiết kiệm theo thừa kế.
- Chi trả tiền gửi tiết kiệm theo ủy quyền của người gửi tiền.
Việc thực hiện nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng phương tiện điện tử được quy định tại Điều 19 Thông tư 48/2018/TT-NHNN như sau:
Như vậy, người gửi tiền có thể rút sổ tiết kiệm bằng phương tiện điện tử.
Và tổ chức tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng phương tiện điện tử thông qua tài khoản thanh toán của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng phù hợp với quy định tại Thông tư này.
Đồng thời thủ tục này phải phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, về phòng, chống rửa tiền và các quy định của pháp luật có liên quan đảm bảo việc nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác, an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng.
Khi cần rút tiền gửi mà lại phát hiện mất sổ tiết kiệm thì theo quy định của ngân hàng, khách vẫn có thể rút tiền ngay sau khi làm lại sổ mới hoặc trong trường hợp không kịp làm sổ tiết kiệm mới, các cá nhân, tổ chức có thể xác thực thông tin theo quy định của tổ chức tài chính, ngân hàng mà họ gửi tiền tiết kiệm.
Sau khi thực hiện xác thực các thông tin cần thiết xong, phía ngân hàng thấy đúng và khớp với thông tin mà họ lưu trữ, các cá nhân, tổ chức có thể được rút tiền kể cả khi bị mất sổ tiết kiệm.
Mất sổ tiết kiệm, phải làm thế nào để rút được tiền? (Ảnh minh họa)
Cách rút tiền khi bị mất sổ tiết kiệm
Trường hợp làm sổ tiết kiệm mới để rút tiền
Các cá nhân, tổ chức bị mất sổ tiết kiệm sẽ thông báo việc mất sổ đến bên tổ chức tài chính, ngân hàng mà họ gửi tiền.
Việc thông báo mất sổ này phải được thực hiện một cách trực tiếp. Tức các cá nhân, tổ chức sẽ đến ngân hàng để thông báo. Sau khi thông báo với bên nhân viên ngân hàng, các chủ thể này sẽ được cung cấp giấy thông báo mất sổ tiết kiệm và sẽ được hướng dẫn để điền giấy báo mất sổ tiết kiệm. Một điều cần lưu ý rằng chữ ký trên giấy báo mất sổ tiết kiệm phải trùng khớp với chữ ký mẫu đã đăng ký tại điểm giao dịch tiết kiệm nơi gửi tiền.
Chủ thể cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan sau: Căn cước công dân, giấy báo mất sổ tiết kiệm đã điền đầy đủ thông tin.
Phía bên ngân hàng sẽ tiếp nhận và kiểm tra các giấy tờ mà khách hàng cung cấp. Sau khi kiểm tra giấy tờ, nhận diện đúng khách hàng, các thông tin trên giấy báo mất sổ tiết kiệm, nếu không có vấn đề gì, ngân hàng sẽ chấp nhận cấp lại sổ tiết kiệm mới cho khách hàng.
Sau khoảng 30 ngày kể từ ngày nhận báo mất sổ tiết kiệm, nếu không có tranh chấp hay khiếu kiện gì, khách hàng sẽ được ngân hàng cấp một sổ tiết kiệm mới thay thế cho sổ đã mất và có thể rút tiền từ sổ tiết kiệm đã báo mất.
Rút tiền trực tiếp không cần sổ
Các cá nhân, tổ chức bị mất sổ tiết kiệm sẽ thông báo việc mất sổ đến phía bên tổ chức tài chính, ngân hàng mà họ gửi tiền.
Việc thông báo mất sổ này phải được thực hiện một cách trực tiếp. Tức các cá nhân, tổ chức sẽ đến ngân hàng để thông báo. Sau khi thông báo với bên nhân viên ngân hàng, các chủ thể này sẽ được cung cấp giấy thông báo mất sổ tiết kiệm và sẽ được hướng dẫn để điền giấy báo mất sổ tiết kiệm. Một điều cần lưu ý rằng chữ ký trên giấy báo mất sổ tiết kiệm phải trùng khớp với chữ ký mẫu đã đăng ký tại điểm giao dịch tiết kiệm nơi gửi tiền.
Việc viết giấy thông báo theo mẫu của ngân hàng giúp phía ngân hàng nắm bắt được những thông tin về tiền tiết kiệm của người gửi, từ đó đưa ra những phương án xử lý tiếp theo.
Sau khi tiếp nhận giấy thông báo mất sổ tiết kiệm của người gửi, phía bên ngân hàng sẽ tiến hành xác thực thông tin.
Việc xác thực thông tin này có thể được diễn ra dưới các quy tắc chung của phía bên ngân hàng đó. Song về cơ bản, thông qua việc xác thực thông tin này, phía bên ngân hàng sẽ xem xét xem tính xác thực của thông tin người gửi, số tiền gửi, thời gian gửi, lãi suất gửi. Từ đó, đưa ra phương thức giải quyết sao cho phù hợp với các quy tắc, quy định chung, tránh những sai sót xảy ra, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Sau quá trình xác thực thông tin, nếu xác minh trùng khớp, khách hàng có thể rút tiền ngay trực tiếp tại ngân hàng.