Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội Tỉnh Bắc Ninh

Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội Tỉnh Bắc Ninh

Moitruong.net.vn – Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, ngày 14/5, UBND tỉnh Bắc Ninh có công văn số 1405/UBND-XDCB về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Moitruong.net.vn – Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, ngày 14/5, UBND tỉnh Bắc Ninh có công văn số 1405/UBND-XDCB về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

III. Hồ sơ, thủ tục giải quyết trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với thân nhân khi người có công từ trần (đối với thương binh tỉ lệ MSLĐ từ 61% trở lên)

- Bản khai của thân nhân người có công với cách mạng từ trần (Mẫu TT1);

- Hồ sơ của người có công với cách mạng;

- Thân nhân người có công có trách nhiệm lập bản khai tình hình thân nhân kèm bản sao giấy chứng tử, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trường hợp thân nhân là con dưới 18 tuổi phải có thêm bản sao Giấy khai sinh.

Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên đang đi học phải có thêm giấy xác nhận của cơ sở giáo dục nơi đang theo học; nếu đang theo học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giáo dục đại học thì phải có thêm bản sao Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy xác nhận của cơ sở giáo dục trung học phổ thông về thời điểm kết thúc học.

Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ phải có thêm giấy xác nhận mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.

Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi mà không có thu nhập hàng tháng hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn phải có thêm giấy xác nhận mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và giấy xác nhận thu nhập (Mẫu TN) của Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được bản khai và các giấy tờ kèm theo, có trách nhiệm chứng nhận tình hình thân nhân (bao gồm cả trường hợp thân nhân hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng) và gửi các giấy tờ quy định đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm lập danh sách những trường hợp đủ điều kiện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kèm các giấy tờ quy định;

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định có trách nhiệm đối chiếu, ghép hồ sơ người có công đang quản lý với hồ sơ đề nghị hưởng tuất và ra quyết định trợ cấp.

Hiện nay tỉnh Ninh Bình đang triển khai áp dụng và thực hiện chính sách trợ giúp xã hội theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC; Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC, bao gồm:

1. Chính sách trợ giúp hàng tháng đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

- Về đối tượng trợ giúp hàng tháng gồm 6 nhóm:

+ Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng;

+ Người từ 16 đến 22 tuổi thuộc trường hợp trên đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.

+ Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.

+ Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.

+ Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;

-  Người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng.

- Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.

+ Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.

- Về mức trợ cấp xã hội hàng tháng:

Các đối tượng theo quy định trên được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng với mức thấp nhất bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội là 270.000 đồng. Mức chuẩn nêu trên được nhân với các hệ số tương ứng từ 1,0 đến 3,0 tùy theo từng loại đối tượng để tính mức trợ cấp tối thiểu hàng tháng.

2. Ngoài ra, các đối tượng trên còn được hưởng các chính sách trợ giúp xã hội khác bao gồm:

+ Được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí;

+ Được hưởng chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

+ Được hỗ trợ chi phí mai táng bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội (270.000 đồng x 20 lần = 5.400.000 đồng/trường hợp).

3. Đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được xem xét đưa vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội, bao gồm:

+ Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng, trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo, người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng;

+ Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, có nguyện vọng được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội.

+ Người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống và được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.

4. Đối với trường hợp của bác Nguyễn Thị Mỵ,trú tại xã Như Hòa, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình nếu thuộc một trong 6 nhóm đối tượng nêu trên, đề nghị bác Nguyễn Thị Mỵ (hoặc người đại diện hợp pháp) liên hệ với Ủy ban nhân dân xã Như Hòa, huyện Kim Sơn hoặc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Kim Sơn để được giải đáp hoặc hướng dẫn làm hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng, trợ giúp xã hội khác theo quy định.

Năm 2022 các doanh nghiệp đang có kế hoạch để người lao động làm việc làm thêm giờ vào ngày thường, ngày nghỉ lễ. Để các doanh nghiệp thực hiện trả lương làm thêm giờ, căn cứ vào các quy định sau:

1. Quy định về làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:

Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật; Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

2. Tiền lương thêm giờ khi ngày lễ trùng ngày nghỉ hằng tuần

Khoản 3 Điều 111 Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định, nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, Tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Khoản 3 Điều 55 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14-12-2020 của Chính phủ quy định, người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, Tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, Tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, Tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

Như vậy, nếu tính cả lương khi nghỉ, người lao động đi làm vào 5 ngày Tết Nguyên đán sẽ được trả lương như sau: Nếu làm việc vào ban ngày nhận ít nhất 400% lương của ngày làm việc bình thường; còn làm việc vào ban đêm nhận ít nhất 490% lương của ngày làm việc bình thường.

3. Tiền lương thêm giờ vào ngày thường, ngày nghỉ lễ

Tại Điểm c Khoản 1 Điều 98 Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

4. Tiền lương thêm giờ vào ban đêm

Theo quy định tại Điều 57 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14-12-2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, Khoản 2 Điều 98 Bộ Luật Lao động năm 2019, người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định trên, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, Tết.

Trường hợp doanh nghiệp bố trí người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 98 Bộ Luật Lao động năm 2019, còn phải trả thêm cho người lao động 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định tại khoản 3 Điều 98 của Bộ Luật Lao động năm 2019.

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào ban đêm của ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương thì phải trả tiền lương làm thêm giờ như sau:

Giả sử đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm ngày bình thường của người lao động là A thì:

- Đối với lao động hưởng lương tháng, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương ít nhất sẽ là:

300%A + 30% A + 20% x (300%A) = 390%A

- Đối với lao động hưởng lương ngày thì ngoài tiền lương ít nhất bằng 390%A, người lao động còn được trả tiền lương ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định.

Nguồn: http://www.molisa.gov.vn/