Tp Long Xuyên Thuộc Khu Vực Mấy

Tp Long Xuyên Thuộc Khu Vực Mấy

Khu vực TP. Hà Nội | 0934393668 - Dịch vụ cung ứng nhân sự

Khu vực TP. Hà Nội | 0934393668 - Dịch vụ cung ứng nhân sự

Giới thiệu về huyện Phú Xuyên

Huyện Phú Xuyên nằm ở phía Tây bắc của thủ đô Hà Nội. Trên địa bàn huyện có trên 30km sông chảy qua đó là sông Hồng, sông Nhuệ, sông Duy Tiên, sông Lương, sông Vân Đình. Ngoài ra, về hệ thống giao thông cũng rất thuận lợi, có tuyến đường sắt Bắc - Nam dài gần 12km chạy qua, tuyến đường thủy sông Hồng dài 17km, tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài 7km, điểm đầu đường Cầu Giẽ - Ninh Bình, đường Quốc lộ 1A dài 12km trên địa bàn huyện, đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Phú Xuyên.

Bản đồ hành chính huyện Phú Xuyên

Huyện có 27 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 2 thị trấn: Phú Xuyên (huyện lỵ), Phú Minh và 25 xã. Trong đó, các xã huyện Phú Xuyên bao gồm: Vân Từ, Văn Hoàng, Tri Trung, Tri Thủy, Tân Dân, Sơn Hà, Quang Trung, Quang Lãng, Phượng Dực, Phúc Tiến, Phú Yên, Phú Túc, Nam Triều, Nam Tiến, Nam Phong, Minh Tân, Khai Thái, Hồng Thái, Hồng Minh, Hoàng Long, Đại Xuyên, Đại Thắng, Chuyên Mỹ, Châu Can, Bạch Hạ.

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Phú Xuyên là 170,8 km², dân số năm 2020 khoảng 226.752 người. Mật độ dân số đạt 1.327 người/km².

Đô thị hóa là một yếu tố quan trọng quyết định đến tiềm năng phát triển bất động sản của mỗi khu vực. Hơn 10 năm gia nhập vào thủ đô Hà Nội đánh dấu nước phát triển rõ nét của Phú Xuyên. Khu vực khơi dậy cơ hội đầu tư bất động sản với những dự án lớn như: Khu đô thị phố cổ 33 Đường Thanh, Khu đô thị Vinhomes Smart City, Khu đô thị Eurowindow River Park, Khu đô thị Văn La – Văn Khê.

Phú Xuyên có địa hình tương đối bằng phẳng, dốc dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Theo đặc điểm địa hình lãnh thổ, huyện chia thành 2 vùng như sau:

Về cơ bản, huyện có địa hình thấp trũng, hàng năm nước mưa từ các vùng lân cận đổ về thường gây ngập úng cục bộ trên địa bàn.

Phú Xuyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai hướng chủ đạo Đông Bắc và Đông Nam, có 4 mùa với 4 kiểu thời tiết: mùa xuân ấm áp, mùa hè nóng, mùa thu mát mẻ và mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 23-24,6°C. Các tháng nóng nhất trong năm là tháng 6 và tháng 7, tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2.

Là huyện cửa ngõ nằm trên trục giao thông quan trọng nối liền tỉnh Hà Tây cũ với các tỉnh phía Nam, Phú Xuyên thực sự có nhiều điều kiện và cơ hội thuận lợi để tăng tốc phát triển. Huyện có tiềm năng lớn về sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích đất nông nghiệp là 10.404,15 ha, phần lớn là ruộng đất phì nhiêu, màu mỡ, có cả đồng chiêm trũng và đồng màu xen lẫn. Điều đó đã tạo điều kiện cho nhân dân huyện Phú Xuyên, có khả năng gieo trồng trên diện tích lớn, tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất và đa dạng hóa cơ cấu cây trồng với nhiều loại cây màu, cây công nghiệp khác như ngô, đỗ, khoai, mía, lạc, …

Từ một vùng chiêm trũng mỗi năm chỉ lấy 1 vụ cấy lúa, đến nay người dân Phú Xuyên đã khắc phục được những khó khăn về địa hình, cải tạo vùng đất trũng bằng hệ thống mương máng để có thể trồng cấy 2-3 vụ/năm. Bên cạnh trồng lúa và hoa màu, Phú Xuyên còn phát triển ngành chăn nuôi theo hướng nạc hóa đàn lợn, sinh hóa đàn bò, phát triển đàn bò sữa, gia cầm theo hướng siêu thịt, siêu trứng. Nhờ đó tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất công nghiệp đều tăng theo các năm.

Ngoài ra, UBND thành phố Hà Nội vừa quyết định cho phép chuyển đổi 200 ha ruộng trũng tại xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên để thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản. Dự án có tổng mức đầu tư 112 tỷ đồng, trong đó ngân sách thành phố hỗ trợ 80 tỷ đồng, 32 tỷ đồng còn lại là nguồn ngân sách của huyện và nhân dân đóng góp trong phạm vi dự án. Thời gian thực hiện trong 2 năm (2010 - 2011). Dự án được quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đồng bộ với 115 ao nuôi trồng thủy sản và chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh nông nghiệp, các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ cũng có tiến bộ. Từ xa xưa, vùng đất này đã nổi tiếng với một số nghề thủ công truyền thống như: Khảm, sơn mài ở Chuyên Mỹ; thêu ren ở Sơn Hà, Dân Chủ (Phúc Tiến), Nam Tiến; nghề làm giấy ở Hồng Minh; nghề may mặc ở Đại Xuyên, Vân Từ; nghề đóng giày ở Phú Yên; nghề dệt lụa ở Quang Trung; nghề mây tre đan ở Minh Tân… Đến năm 2003, Phú Xuyên có 28 làng nghề (chiếm 23,3% số làng nghề được công nhận), với 138 thôn đều có nghề. Tiếp tục phát huy vốn nghề thủ công truyền thống, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá, đạt 252,03 tỷ đồng năm 2003, tăng 7,7% so với năm 2002. Trong đó, các ngành hàng đạt mức tăng trưởng cao là may mặc 51%, hàng mây tre đan xuất khẩu 22,1%, khảm, sơn mài 24,5%, cơ khí và công nghiệp khác 43,4%.

Từ năm 2009, toàn huyện phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP các năm từ 7,5-10%/năm, trong đó nông nghiệp đạt 5-6%/năm, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 13-15%/năm, thương mại – dịch vụ 11-14%/năm.

Kinh tế tăng trưởng, huyện cũng chú trọng phát triển xã hội như phấn đấu đạt các chỉ tiêu đề ra. Chất lượng giáo dục trong các năm qua luôn tăng cao với số học sinh giỏi năm sau luôn cao hơn năm trước, tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp các cấp học luôn từ 98 - 100%. Công tác chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho nhân dân luôn được quan tâm thường xuyên. Đến nay, hệ thống trạm y tế tại 28 xã, thị trấn không ngừng được nâng cấp, bệnh viện trung tâm huyện được hiện đại hóa đã góp phần thực hiện tốt các chương trình quốc gia về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hoạt động văn hóa xã hội cũng có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân. 100% xã, thị trấn thành lập của hội khuyến học, nhiều xã đã có trung tâm học tập cộng đồng, số lượng các gia đình, khu dân cư, làng đạt danh hiệu văn hóa luôn tăng cao.

Để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững, Phú Xuyên triển khai chương trình xây dựng và phát triển làng nghề truyền thống huyện giai đoạn 2011 - 2015. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 có 100% làng có nghề. Đây là cơ hội để ngành nghề Phú Xuyên phát triển. Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã có quyết định công nhận làng Dệt lưới chã thôn Văn Lãng, xã Quang Trung là làng nghề truyền thống. Như vậy, đến nay Phú Xuyên có 38 làng nghề truyền thống đã được thành phố công nhận.

Tổng hợp các làng nghề ở Phú xuyên:

Phú Xuyên là một trong số ít địa phương có hệ thống giao thông đa dạng cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy. Nhìn chung, các hệ tuyến giao thông này được nâng cấp không ngừng tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn tới, đặc biệt là sự chia cắt do sự phát triển thiếu đồng bộ giữa cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, Cầu Giẽ – Ninh Bình với hệ thống đường cấp huyện và giao thông nông thôn.

Trong tương lai, một số tuyến giao thông trên địa bàn huyện cũng được nâng cấp, cải tạo, mở rộng:

Về đường sắt, trên địa bàn huyện Phú Xuyên có tuyến đường sắt Bắc – Nam đoạn chạy qua địa bàn huyện dài gần 12km. Tuyến giao thông này sẽ được cải tạo nâng cấp thành đường đôi khổ 1435mm, xây mới ga Phú Xuyên trên tuyến.

Phú Xuyên còn có 2 con sông chảy qua là sông Hồng và sông Nhuệ ở phía Tây, đặc biệt là sông Hồng có khả năng phát triển hệ thống các cảng sông nội địa phục vụ cho vận tải đường sông. Các xã, thị trấn trong huyện đều có đường ô tô vào đến trung tâm.

- Di tích Quang Lãng ở Quang Lãng, Phú Xuyên, Hà Nội gồm các đền, đình, miếu, lăng mộ ở các làng thuộc địa bàn xã Quang Lãng thờ Lục vị đại vương (6 anh em trai là Nguyễn Vật, Nguyễn Lôi, Nguyễn Quảng, Nguyễn Quán, Nguyễn Linh, Nguyễn Lặc có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân.

- Đình Mễ ở xã Quang Lãng, Phú Xuyên, Hà Nội thờ Lục vị đại vương, họ Nguyễn tên Vật, Lôi, Quảng, Quán, Linh, Lặc công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân.

- Đình Mai Xá ở xã Quang Lãng, Phú Xuyên, Hà Nội thờ Lục vị đại vương, họ Nguyễn tên Vật, Lôi, Quảng, Quán, Linh, Lặc công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loại 12 sứ quân.

- Đình Sảo Thượng ở xã Quang Lãng, Phú Xuyên, Hà Nội thờ Nguyễn Vật - hiệu Hiển Vật đại vương có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loại 12 sứ quân.Đặc biệt, Đạo quân của ông Nguyễn Vật đã tiến về Trường Châu đánh thắng sứ quân Trần Hồ.

- Đình Tri Chỉ ở xã Tri Trung thờ Đông Hải, Thủy Hải và thành hoàng làng là Linh Lang đại vương, đều có công giúp vua, giúp dân đánh giặc phương Bắc qua các giai đoạn từ Thời Lý đến Thời Lê.

Bánh đúc cá Phú Xuyên là món ăn đặc sản ở Phú Xuyên. Khi đến Phú Xuyên bạn nhớ thưởng thức món ăn này nhé.

Thay vì cách ăn bánh đúc nóng quấy với thịt băm và hành khô thì người dân Phú Xuyên, Hà Nội lại làm bánh đúc với ruốc cá, đây là món ăn đặc biệt của người dân nơi đây.

Nổi tiếng bậc nhất tại Phú Xuyên về vịt quay, Quán Ăn Ba Con Vịt là điểm dừng chân của đông đảo thực khách vì hương vị đặc biệt, hiếm thấy ở các quán khác. Quán chuyên nhận đặt xá xíu, phá lấu, heo, vịt quay đám tiệc, gia công nóng hổi, hấp dẫn. Với hơn 30 năm tuổi nghề, quán có kinh nghiệm trong việc chế biến và tạo nên những mẻ vịt quay đúng điệu, thơm ngon. Ngay từ khi lựa chọn, vịt phải đúng tầm và ưng ý, người nấu vặt lông vịt một cách chớp nhoáng tránh ngâm lâu trong nước sẽ bị nhạt thịt và bị tanh.

Họ lấy hết ruột gan vịt rồi thổi cho da dẻ con vịt căng phồng lên và khử mùi tanh triệt để. Vịt được để ráo nước rồi nhúng nhanh vào nồi nước sôi sùng sục cho thịt se lại, sau đó tẩm ướp vịt bằng gia vị tự nhiên, không phụ gia đỏ chót. Để khoảng 2 đến 3 tiếng để thịt vịt ngấm gia vị rồi mang quay giòn căng, thịt bên trong chín mềm, mọng nước. Khi ăn vịt quay, dân địa phương không bao giờ dùng nước mắm hay xì dầu. Vì thế quán đã tự mình pha chế loại nước chấm sóng sánh lấy từ bụng con vịt đã được quay chín cùng với một vài vị độc chiêu “bí truyền”. Vịt được chặt ra từng miếng, hoặc dùng tay xé, béo mà không ngán, ngọt mặn và có chút gì như nhân nhẩn chát, đắng của lá rừng.

Bún hến được coi là món ăn nhà nghèo trong ẩm thực xứ Huế bởi sự bình dân, giản dị, chân chất của nó. Vì lẽ đó mà cơm hến trở thành món ăn phổ biến đến nỗi như một biểu tượng đặc trưng cho ẩm thực xứ Huế. Nếu ai đã đến với Huế thì sẽ không bao giờ quên được hương vị thơm ngon của món ăn này. Bún hến được trình bày dưới hình thức là bún nguội trộn với hến xào qua dầu và gia vị, nước hến, mắm ruốc, rau bắp cải, tóp mỡ, bánh tráng nướng, mì xào giòn, ớt màu, đậu phộng nguyên hạt, dầu ăn chín, tiêu, bột ngọt và muối, tất cả trộn lẫn đem lại vị thơm ngon, đậm đà, cay nồng rất đặc trưng của xứ Huế.

Trong sự giản dị từ những nguyên liệu bình dân, dễ kiếm trộn lẫn những tinh tế và tỉ mỉ khéo léo của cách chế biến, đã hình thành một món ăn chứa đựng những nét tinh túy của ẩm thực Huế đủ sức chinh phục bất cứ thực khách nào. Tuy không phải là một món sang trọng hay độc đáo gì nhưng đến Huế mà chưa thưởng thức món cơm Hến này thì quả là một điều thiếu sót. Nếu bạn đang có kế hoạch đến Phú Xuyên thì hãy ghé Bún Hến Nghĩa Tú để có một chuyến hành trình tuyệt vời nhé.