Sao hành động Trung Quốc Thành Long, 70 tuổi, tự thể hiện cảnh phi xe vào cửa kính, ở "Kế hoạch gấu trúc".
Sao hành động Trung Quốc Thành Long, 70 tuổi, tự thể hiện cảnh phi xe vào cửa kính, ở "Kế hoạch gấu trúc".
- (Theo hoangthanhthanglong.vn) Mặc dù có diện tích rộng lớn nhưng các điểm tham quan chính cũng không có quá nhiều, điều này cũng dễ hiểu do sự tàn phá của chiến tranh và thời gian, nên Hoàng Thành Thăng Long hiện này chỉ còn những điểm chính sau :
Năm 2002 – 2003, một cuộc khai quật khảo cổ với qui mô lớn ở trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã lộ ra nhiều di tích và di vật phong phú, đa dạng để từ đó cho chúng ta hiệu sự phát triểu liên tục của lịch sử qua các triều đại ở Thăng Long – Hà Nội. Và đây chính là cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay, khu khai quật này thuộc địa chỉ 18 Hoàng Diệu, được Viện khảo cổ học phân tích làm 4 khu, đặt tên là A, B, C, D. Tại các khu vực này đều đã phát hiện được rất nhiều các loại hình di tích kiến trúc và di vật có niên đại xen lẫn nhau, chồng xếp lên nhau qua suốt 1300 năm, có diễn biến theo trật tự và liên tục không gián đoạn, đặc biệt là có vị trí ở trung tâm của Hoàng Thành và Cấm Thành Thăng Long.
Đây là công trình còn nguyên vẹn nhất trong quần thể di tích Thăng Long, được xây dựng năm 1812, dưới thời Vua Gia Long triều Nguyễn. Cột Cờ được xây dựng bao gồm ba tầng đế và một thân cột. Các tầng đế hình chóp vuông cụt, nhỏ dần, chồng lên nhau, xung quanh xây ốp gạch.
Là một trong những cổng chính dẫn lối vào Cấm thành. Căn cứ vào vật liệu xây dựng và phong cách kiến trúc hiện còn của di tích, có thể khẳng định Đoạn Môn hiện nay được xây dựng được xây dựng vào thời Lê và được tu bổ sửa sang vào thời Nguyễn.
Là di tích trung tâm trong tổng thể các địa danh lịch sử của Thành cổ Hà Nội. Trước điện Kính Thiên là Đoan Môn rồi tới Cột cờ Hà Nội, phía sau có Hậu Lâu, Cửa Bắc, hai phía đông và tây có tường bao và mở cửa nhỏ. Các cửa này đã được nhà nước bảo hộ Pháp liệt hạng từ năm 1925 cùng với một số di tích khác ở thành cổ. Điện Kính Thiên là công trình trung tâm của hoàng cung thời nhà Lê (thế kỉ XV – XVIII) ở Thăng Long – Đông Kinh (Hà Nội). Năm 1428, sau chiến thắng quân Minh, Lê Thái Tổ tiếp tục đóng đô tại Thăng Long, cho xây dựng sửa sang lại hoàng thành bị hư hại. Điện Kính Thiên được xây dựng trong thời kì này. Đến 1886, điện bị phá huỷ, hiện chỉ còn di tích thềm bậc và nền điện (trong khu Thành cổ Hà Nội ngày nay).
Di tích Nhà D67 gắn với hoạt động của Bộ Chính trị, quân ủy Trung ương, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam. Nơi đây từ tháng 9/1968 đến 30/4/1975, bộ thống soái tối cao: Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam( từ 1976 là Đảng cộng sản Việt Nam), Quân ủy trung ương và Bộ tổng tư lệnh quân đội nhân dân đã tập trung trí tuệ, đề ra các chủ trương chính sách chiến lược đúng đắn, sáng tạo đưa nhân dân ta đi tới thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Hậu Lâu rộng khoảng 2.392m2, xưa gọi là Tĩnh Bắc Lâu, được xây dựng từ sau đời Hậu Lê, là nơi ở và sinh hoạt của hoàng hậu và công chúa. Thời Nguyễn, Hậu Lâu làm nơi ở của các cung tần, mỹ nữ đi theo nhà vua mỗi chuyến công du Bắc Hà
Nằm trên phố Phan Đình Phùng, được xây dựng năm 1805, là cổng thành duy nhất còn lại của Thành Hà Nội thời Nguyễn. Được nhà Nguyễn xây dựng năm 1805 trên nền Cửa Bắc thời Lê theo lối vọng lâu – phần lầu ở trên còn phần thành ở dưới, cao 8,71m, rộng 17,08m, tường dày 2,48m. Dù Bắc Môn là công trình do nhà Nguyễn xây dựng, nhưng dưới chân cổng thành sừng sững này là tầng tầng lớp lớp di chỉ thành quách từ các triều đại trước đó, khẳng định sự liên tục trong lịch sử ngàn năm của Hoàng thành.
Ngoài tham quan các di tích, tìm hiểu về lịch sử Việt nam thì nơi đây còn được chọn làm điểm chụp hình phổ biến ở Hà Nội. Những mảng tường vàng, những dấu tích, kiến trúc cổ xưa rất phù hợp để chụp hình với chủ đề hoài niệm hay mang ý nghĩa trường tồn. Vì vậy Hoàng Thành thường được các nhóm bạn trẻ chụp hình kỷ yếu, hoặc ảnh cưới đầy ý nghĩa. Nếu bạn muốn có những khoảnh khắc trẻ trung, lãng mạn hơn có thể chọn con đường Hoàng Diệu phía bên ngoài hoàng thành để thực hiện bộ ảnh. Không chỉ kiến trúc bên ngoài mà các phòng trưng bày hiện vật lịch sử ở đây còn đưa đến không gian ánh sáng và “background” rất phù hợp cho một bức ảnh nghệ thuật.
Mùa Thu năm Canh Tuất (1010), vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long. Chiếu dời đô của nhà vua có đoạn viết: “…Thành Đại La, đô cũ của Cao vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện hình thế nhìn sông dựa núi. Vùng này đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời…”. >> Giới thiệu lịch sử Hồ Gươm, danh thắng số 1 Hà Nội Ngược trở lại lịch sử, vùng đất này đã là nơi tụ cư sớm của người Việt cổ, được phát triển liên tục và trở thành kinh đô của nhà nước Vạn Xuân (thế kỷ VI), trị sở của An Nam Đô hộ phủ thời Đường ( từ thế kỷ VII đến đầu thế kỷ X). Sau khi định đô, vua Lý Thái Tổ đã xây dựng các cung điện, lầu gác để làm nơi thiết triều và nơi ở của nhà vua, hoàng gia. Trong thời Lý (1009 - 1225), Trần (1226 - 1400), kinh thành Thăng Long đã được xây dựng gồm 3 vòng thành: Cấm thành, Hoàng thành và La thành. Khu di sản nằm trong Cấm thành của thời kỳ này. Dấu tích của thành Đại La và các kiến trúc cung điện, lầu gác và di vật thời Lý - Trần đã tìm thấy qua các phát hiện khảo cổ học tại khu di sản. Trong nhiều thế kỷ tiếp theo đó, Thăng Long - Hà Nội là nơi hội tụ, kết tinh và lan toả các giá trị văn hoá của dân tộc, trở thành một trung tâm văn hoá tiêu biểu của đất nước. Đồng thời, đây cũng là một trung tâm giao thoa văn hoá với các nước trong khu vực và thế giới. Những yếu tố bản địa và du nhập đã hòa trộn nhuần nhị với nhau tạo nên một không gian kiến trúc, một đô thị vô cùng độc đáo. Hiếm có một trung tâm văn hóa, chính trị nào có thể so sánh được với Thăng Long - Hà Nội về sự trường tồn và tính liên tục trong lịch sử cho đến hiện nay.
Nguyên văn: “Là một diễn viên mới, em rất mong có được sự ủng hộ và những lời góp ý chân...
Công Ty TNHH Một Thành Viên Thương Mại Dịch Vụ Trương Đại Thành chuyên kinh doanh cung cấp: + Băng tải: Băng tải cao su, băng tải chịu dầu, băng tải chịu nhiệt, băng tải nỉ,. + Dây chuyền sản xuất: Dây chuyền máy nghiền đá, dây chuyền máy sàng than + Vật tư công nghiệp: Bạc đạn, nhông xích, hộp số, con lăn, motor,. Với hệ thống sản phẩm đa dạng cùng với giá thành phù hợp trên thị trường, công ty cam kết sẽ làm hài lòng quý khách hàng.
Đây là danh vị cấp cao của WEF dành cho 1.000 doanh nghiệp xuất sắc trên toàn cầu, có vai trò kích thích sự phát triển nền kinh tế trong nước, đồng thời có khả năng phát triển mạnh ra quốc tế.
Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec
Gia nhập WEF ngày 1/7/2011, chỉ sau một năm, tập đoàn Vingroup đã được WEF đánh giá cao về sự phát triển vượt bậc cũng như tầm ảnh hưởng và vị thế trong khu vực. Theo đó, WEF ghi nhận Vingroup là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực bất động sản Việt Nam; có tiềm lực tài chính vững mạnh, độc lập và có khả năng phát triển mạnh mẽ, không chỉ trong nước mà cả trên thị trường quốc tế.
Ở góc độ danh tiếng, WEF cho rằng, Vingroup có uy tín rất cao đối với các đối tác, khách hàng trong và ngoài nước. Với sự năng động và tinh thần tiên phong, đội ngũ cán bộ lãnh đạo tài năng của Vingroup cũng được WEF đánh giá là “những Đại sứ tuyệt vời cho nền kinh tế Việt Nam”.
Trung tâm thương mại Vincom Center A TPHCM
Từ những ghi nhận trên, WEF đã chủ động đề nghị Vingroup trở thành Thành viên sáng lập (Foundation Membership) của tổ chức từ ngày 1.1.2013. Đây là danh vị mà WEF chỉ dành cho khoảng 1.000 doanh nghiệp xuất sắc, dẫn đầu trong những lĩnh vực hoạt động quan trọng tại các quốc gia và có tầm ảnh hưởng quốc tế.
Trung tâm thương mại Vincom Center B TPHCM
Ở vị thế mới này, Vingroup có cơ hội tham gia thảo luận những vấn đề kinh tế toàn cầu với tiếng nói có trọng lượng hơn. Vingroup cũng sẽ có quyền tham dự Hội nghị Davos thường niên, nơi quy tụ các nguyên thủ, các nhà khoa học, học giả, các chuyên gia, các tổ chức quốc tế và lãnh đạo các tập đoàn lớn nhất thế giới.
Sân trượt băng trong nhà lớn nhất Việt Nam - Vincom Mega Mall - Royal City.
Đặc biệt, tham gia Hội nghị Davos với tư cách Thành viên sáng lập sẽ đưa Vingroup gia nhập mạng lưới các doanh nghiệp danh giá, đẳng cấp toàn cầu; mở ra cơ hội hợp tác kinh doanh, đầu tư và tìm kiếm ý tưởng mới với những đối tác tiềm năng. Thực tế, theo ghi nhận từ các thành viên sáng lập của WEF, khoảng 25-30% doanh thu mỗi năm của các doanh nghiệp này đến từ những thỏa thuận hợp tác được ký kết tại Hội nghị Davos.
Vinpearl Golf Club - Sân golf đẳng cấp đầu tiên trên đảo tại Việt Nam tại Vinpearl Nha Trang.
“Chúng tôi đã sẵn sàng để chia sẻ và đón nhận những cơ hội mới từ WEF một cách chủ động hơn, mạnh mẽ hơn, khai thác tối đa lợi ích khi là thành viên của một mạng lưới doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Sự kiện này cùng với những danh hiệu, giải thưởng liên tiếp được các tổ chức quốc tế và khu vực trao tặng gần đây cho Vingroup cũng đã khẳng định bước tiến mới của chúng tôi trong chiến lược quốc tế hóa; góp phần đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới một cách tích cực, sinh động và năng động hơn” - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup, bà Lê Thị Thu Thủy chia sẻ.
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) được thành lập năm 1970, là một tổ chức quốc tế độc lập, cam kết cải thiện thế giới thông qua việc khuyến khích các nhà doanh nghiệp, chính trị, học giả và các nhà lãnh đạo khác trong xã hội định hình các chương trình nghị sự trên phạm vi toàn cầu, khu vực và trong nhiều lĩnh vực. Với sự tham gia của khoảng 2.500 đại biểu là các nguyên thủ, chính trị gia, nhà khoa học, chuyên gia và các doanh nhân hàng đầu thế giới đến từ 90 quốc gia, WEF là diễn đàn kinh tế lớn nhất thế giới cả về quy mô và tầm ảnh hưởng. Dự kiến năm nay, Hội nghị quan trọng nhất của WEF sẽ diễn ra từ 23 – 27/1/2013 tại Davos, Thụy Sỹ.