Xu Hướng Phát Triển Công Nghiệp Xanh Ở Việt Nam

Xu Hướng Phát Triển Công Nghiệp Xanh Ở Việt Nam

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế về việc đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050. Với trách nhiệm giảm phát thải để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu toàn cầu, hướng tới nền kinh tế xanh, nông nghiệp Việt Nam đang từng bước chuyển đổi mô hình sản xuất đáp ứng xu thế tăng trưởng xanh, tiêu dùng xanh.

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế về việc đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050. Với trách nhiệm giảm phát thải để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu toàn cầu, hướng tới nền kinh tế xanh, nông nghiệp Việt Nam đang từng bước chuyển đổi mô hình sản xuất đáp ứng xu thế tăng trưởng xanh, tiêu dùng xanh.

Kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh trong nông nghiệp

Với tốc độ tăng trưởng nhanh, ngành du lịch đã đóng góp lớn vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ năm 2017, góp phần đưa nền kinh tế tăng trưởng vượt mục tiêu. Năm 2018, ngành du lịch được dự báo sẽ tiếp tục giữ được đà tăng trưởng mạnh, các doanh nghiệp du lịch chủ động đón cơ hội từ thị trường, nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ để có thể phát triển tốt hơn.

Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Năm 2017, nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi ở mức cao nhất kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. GDP tăng 6,81%, trong đó ngành dịch vụ tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng tích cực và đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng GDP. Khách quốc tế năm 2017 đã lần đầu đạt gần 13 triệu lượt người, tăng trưởng 30% so với năm 2016. Lượng khách du lịch trong nước cũng tăng mạnh, ước đạt 74 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch đạt 500.000 tỷ đồng, đóng góp khoảng 7,5% vào GDP của Việt Nam.

Năm 2018, ngành du lịch được dự báo sẽ vẫn tiếp tục giữ được đà tăng trưởng mạnh. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam 2 tháng đầu năm 2018 đạt trên 2,8 triệu lượt khách, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm 2017; tăng gần gấp đôi só với con số trên 1,4 triệu khách của cùng kỳ năm 2015. Doanh thu du lịch lữ hành 2 tháng đầu năm nay đạt khoảng 7,5 nghìn tỷ đồng, tăng 38,4% so với cùng kỳ năm 2017.

Tổ chức Du lịch Thế giới đánh giá Việt Nam là một trong 10 nước có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới trong vòng 10 năm tới, đứng thứ 6 thế giới và đứng đầu châu Á về triển vọng tăng trưởng du lịch. Năng lực cạnh tranh du lịch của Việt Nam cũng được cải thiện, từ vị trí 75/141 quốc gia được đánh giá trong năm 2015 lên vị trí 67/136 trong năm 2017 (theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu năm 2017 của WEF).

Xu hướng phát triển trong năm 2018

Theo khảo sát online khách du lịch của Vietnam Report tháng 12/2017, hơn 90% khách hàng sẽ tìm kiếm đến thông tin về tour du lịch thông qua Internet, qua người quen bạn bè, mạng xã hội. Bên cạnh đó, khách du lịch cũng có xu hướng sử dụng các dịch vụ trực tuyến như đặt tour, đặt phòng, đăng ký lựa chọn sản phẩm, dịch vụ, thanh toán trực tuyến… Việc ứng dụng các công cụ công nghệ thông tin là điều kiện bắt buộc để các doanh nghiệp dịch vụ cạnh tranh và phát triển. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam thường mới chỉ ứng dụng tốt các công nghệ trực tuyến trong khâu truyền bá, xúc tiến, trong khi các doanh nghiệp ngoại có ưu thế vượt trội ở mảng dịch vụ trực tuyến như đặt phòng, thanh toán, điều tra thị trường… Ngoài ra, Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ thông minh để thiết kế và điều chỉnh gói dịch vụ theo nhu cầu của từng đối tượng khách hàng…

Bên cạnh đó, xu hướng đa dạng hóa trong cung cấp dịch vụ du lịch cũng là một yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp du lịch. Các yếu tố có tính cạnh tranh cao của ngành du lịch Việt Nam vẫn được nhìn nhận là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hóa, sức cạnh tranh về giá, mức độ an ninh và an toàn… Tuy nhiên, các yếu tố này mới chỉ là tiền đề hình thành một hệ sinh thái du lịch phát triển đa dạng và bền vững. Hiện nay, các dịch vụ du lịch do các doanh nghiệp trong nước cung cấp còn thiếu tính đa dạng, chủ yếu dựa vào các tài nguyên du lịch tự nhiên sẵn có, giá trị gia tăng đươc tạo ra từ chất lượng và số lượng dịch vụ còn thấp. Các sản phẩm vẫn chỉ tập trung vào thời gian từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối.

Hiện nay, thị hiếu tiêu dùng của khách du lịch trong nước đang thay đổi mạnh mẽ, do các nhân tố: (i) Thu nhập bình quân đầu người của Việt nam đã vượt mức 6.000 USD (năm 2016, tính theo ngang giá sức mua - theo Ngân hàng Thế giới), hình thành những nhóm đối tượng có nhu cầu cao hơn về sản phẩm và chất lượng du lịch. (ii) Thay đổi trong cơ cấu dân số cũng dẫn đến những tác động nhất định. Đối với ngành du lịch, tác động rõ nét nhất là việc tăng dần nhu cầu các sản phẩm du lịch phục vụ khách hàng là người trung tuổi, người già như nghỉ dưỡng, điều dưỡng, du lịch chữa bệnh... (iii) Sự tiện ích của các loại hình vận tải hành khách giá rẻ, đặc biệt là hàng không, dẫn đến thay đổi trong kết cấu khách hàng của các sản phẩm du lịch. Khách hàng thu nhập trung bình, thấp ngày càng có khả năng tiếp cận tốt hơn với các tour du lịch đường dài và dài ngày. Những xu hướng này đem đến nhiều cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường, nhưng cũng đòi hỏi các doanh nghiệp nâng cao năng lực phục vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Cùng với đa dạng hóa sản phẩm du lịch, chuyên môn hóa và liên kết phát triển dịch vụ du lịch cũng là xu hướng phát triển trong thời gian tới. Tuy khách hàng có xu hướng sử dụng các gói dịch vụ du lịch trọn gói, song để phục vụ khách hàng tốt nhất, doanh nghiệp vẫn cần tạo ra không gian để điều chỉnh các sản phẩm đơn lẻ theo nhu cầu. Việc này đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch không chỉ cần có tính chủ động, nắm bắt tốt nhu cầu khách hàng mà còn phải có mạng lưới kết nối rộng lớn và đa dạng.

Năm 2018 có những điểm thuận lợi, song cũng đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp du lịch. Nền kinh tế ngày càng mở cửa, hội nhập, thị trường ngày càng phát triển cũng đồng nghĩa với việc áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt sẽ đến từ bên trong và bên ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài với lợi thế về tài chính, quản trị, dịch vụ đang nhanh chóng nắm bắt tiềm năng và cơ hội của ngành du lịch Việt Nam. Cùng với đó, những xu hướng vận động, phát triển mới của ngành du lịch cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh nhạy nắm bắt xu hướng thị trường để đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của khách hàng. Để du lịch nước ta thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển nhanh và bền vững, thì việc phát triển hệ sinh thái các doanh nghiệp du lịch lớn mạnh và năng động chính là vấn đề cốt lõi. Theo đó, ngoài việc tạo ra một môi trường kinh doanh thông thoáng, lành mạnh, thì bản thân các doanh nghiệp du lịch và các ngành có liên quan cũng cần không ngừng tự đổi mới, nâng cao năng lực để nắm chắc cơ hội và vượt qua thách thức trong những năm tới.