Kiểm Tra Nguồn Gốc Xuất Xứ Sản Phẩm Trên Tiktok

Kiểm Tra Nguồn Gốc Xuất Xứ Sản Phẩm Trên Tiktok

Theo Thông tư 02/2024/TT-BKHCN, phạm vi điều chỉnh quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa gồm: quản lý nhà nước đối với hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; quy định hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu; quản lý sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm, vật mang dữ liệu; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và tổ chức triển khai, thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa.

Theo Thông tư 02/2024/TT-BKHCN, phạm vi điều chỉnh quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa gồm: quản lý nhà nước đối với hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; quy định hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu; quản lý sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm, vật mang dữ liệu; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và tổ chức triển khai, thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa.

Hướng dẫn cách kiểm tra nguồn gốc xuất xứ hàng hóa

Hiện nay trên thị trường rất nhiều đơn vị trôi nổi có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng hoặc giả mạo nguồn gốc xuất xứ nhằm lừa dối người tiêu dùng.

Nhiều đơn vị ghi mác “Made in Japan” sản xuất tại Nhật Bản để lừa dối người tiêu dùng

Tất cả sản phẩm được sản xuất tại Hàn Quốc, Nhật Bản… đều có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa “CO” do cơ quan chính phủ nước đó cấp, và CÓ THỂ KIỂM TRA ONLINE trên trang chính phủ quốc gia đó. Và sau khi nhập khẩu chính thức về Việt Nam sẽ có các giấy tờ thông quan do cục Hải quan Việt Nam cấp.

Dưới đây là hướng dẫn cách kiểm tra nguồn gốc xuất xứ và nhập khẩu phân phối chính thức.

Mỗi lô hàng sẽ có giấy tờ CO/CQ và tờ khai thông quan nhập khẩu chính thức của cục hải quan cho từng lô hàng.

Giấy tờ CO do chính phủ Hàn Quốc cấp cho từng lô hàng xuất khẩu

Có thể kiểm tra thông tin giấy tờ CO trên trang của chính phủ Hàn Quốc tại địa chỉ: http://cert.korcham.net/search

Gõ thông tin của lô hàng trên CO vào mục tìm kiếm, ví dụ CO bên trên

Sẽ cho ra kết quả tìm kiếm trực tuyến, kết quả ghi rõ tên đơn vị nhập khẩu tại Việt Nam, và thông tin chi tiết về lô hàng Cfog.

Khi về đến Việt Nam, Cfog được nhập khẩu chính ngạch, đáp ứng đầy đủ chỉ tiêu nhập khẩu sản phẩm diệt khuẩn,

với mỗi lô hàng thông quan sẽ có xác nhận của Cục hải quan Việt Nam, có thể kiểm tra mã vạch với cơ quan nhà nước cho từng lô hàng.

Nhật Bản không sản xuất loại máy phun sương này, thông tin Made in Japan là đang lừa dối khách hàng. Những đơn vị đó sẽ không thể đưa ra được các giấy tờ nguồn gốc xuất xứ hay tờ khai hải quan, mà chỉ tự in và dán mác để lừa dối người tiêu dùng.

Hãy là người tiêu dùng thông thái!

Chúc quý khách hàng sức khỏe và bình an.

(Thanhuytphcm.vn) - Sở Công thương TPHCM vừa có chỉ đạo về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm tra nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại chợ.

Theo đó, nhằm tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, Sở Công thương đề nghị UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp tục triển khai những nội dung được phân công theo Kế hoạch an toàn sinh học đối với bệnh Dại, bệnh Cúm gia cầm, bệnh Lở mồm long móng của vùng an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn TPHCM, Kế hoạch ứng phó đối với bệnh Dại, bệnh Cúm gia cầm, bệnh Lở mồm long móng của vùng an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn TPHCM và Kế hoạch giám sát đối với bệnh Dại, bệnh Cúm gia cầm, bệnh Lở mồm long móng của vùng an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn TPHCM.

Đồng thời, chỉ đạo phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc tăng cường thực hiện việc kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật theo Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 3/1/2020 của Chính phủ).

Sở Công thương đề nghị tổ chức quản lý chợ trên địa bàn TPHCM phối hợp với các cơ quan, đơn vị chuyên môn và địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh, mua bán động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có kiểm dịch của cơ quan thú y, bao bì hàng hóa không đúng quy định tại chợ. Tổ chức tuyên truyền, vận động thương nhân kinh doanh tại đơn vị về phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người; hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; quy định hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu; quản lý sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm, vật mang dữ liệu; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và tổ chức triển khai, thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa.

Thực tế hiện nay, khi mua sắm, nếu không tỉnh táo, người tiêu dùng rất dễ bước vào "ma trận" các loại hàng hóa, với đủ chủng loại, nguồn gốc khác nhau và trong đó có cả những sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Bỏ túi một vài mẹo nhỏ mà các chuyên gia chia sẻ, người tiêu dùng có thể kiểm tra nguồn gốc xuất xứ hàng hóa và yên tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm.

Kiểm tra hình thức, chất liệu, thành phần sản phẩm

Đây là cách đơn giản và dễ dàng nhất để kiểm tra nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Tùy theo từng mặt hàng, sẽ có những cách nhận biết riêng.

Với nông sản, các bà nội trợ cần chú ý, thực phẩm an toàn thường không có hình dáng, màu sắc đẹp và bắt mắt như những loại có dùng hóa chất để nuôi trồng, bảo quản và nông phẩm Trung Quốc.

Cà rốt Đà Lạt (phải) thường sần sùi, còn cuống dài và rễ quanh củ, cà rốt Trung Quốc nhẵn nhụi và không còn cuống.

Súp lơ Đà Lạt (phải) sần sùi và búp không đồng đều nhưng to vượt trội hơn súp lơ Trung Quốc

Với các sản phẩm tiêu dùng như đồ thời trang, túi xách, giày dép, đồ điện tử, điện máy… thì ngược lại. Hàng chính hãng bao giờ cũng có hình thức bên ngoài rõ ràng, sắc nét hơn hàng giả, hàng nhái, những chi tiết nhỏ như khóa kéo, cúc cài, logo… của sản phẩm thật được thiết kế rất tinh tế và chắc chắn.

Hàng chính hãng (phải) thường có hình thức bên ngoài rõ ràng, sắc nét hơn hàng giả (trái).

Hầu hết người tiêu dùng chưa biết và chưa có thói quen đọc những con số in trên mã vạch sản phẩm. Nhưng đây là những ký hiệu biết nói, giúp nhận biết hàng thật, hàng giả, xuất xứ của sản phẩm từ quốc gia nào.

Hiện nay, mã vạch có 2 loại đó là mã vạch gồm 8 con số và mã vạch gồm 13 con số, có cách nhận biết giống nhau, cho biết: mã quốc gia, mã doanh nghiệp, mã sản phẩm và số kiểm tra.

3 số đầu tiên trên mã vạch cũng sẽ thể hiện cho bạn biết nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Ví dụ, mã vạch bắt đầu bằng 893 là hàng có xuất xứ Việt Nam; số 690, 691, 692, 693 là hàng có xuất xứ từ Trung Quốc; số 880 là của Hàn Quốc, 885 là của Thái Lan…

Ghi nhớ con số ký hiệu xuất xứ của những quốc gia bạn quan tâm sẽ giúp quá trình mua sắm nhanh và an toàn.

Sử dụng phần mềm quét mã QR code

Hiện nay, trên kho ứng dụng của Google Play hay Apple Store có khá nhiều ứng dụng quét tem QR code để kiểm tra nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, bạn có thể tải về điện thoại thông minh để sử dụng mỗi khi mua sắm. Đây được coi là "khắc tinh" của hàng giả, hàng kém chất lượng.

Smartcheck là một trong những ứng dụng xác thực ưu việt, dễ sử dụng và được nhiều người tin dùng nhất hiện nay. Người dùng dễ dàng tải ứng dụng và truy xuất hàng hoá đó thật hay giả, có nguồn gốc xuất xứ từ đầu thông qua việc chụp mã QR được gán trên mác tem sản phẩm. Việc quét hình ảnh thông qua ứng dụng Smartcheck giúp người dùng nhanh chóng truy xuất được mọi thông tin liên quan đến đối tượng như nhà sản xuất nguyên liệu, quá trình sản xuất, vận chuyển, giá cả,…

Việc truy xuất thông tin bằng QR code là một trong những cách hiệu quả giúp bạn phân biệt hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng đang tràn lan trên thị trường và giúp bạn bảo vệ sức khoẻ của chính mình.

Kiểm tra tem nhãn chính hãng trên sản phẩm

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước cần bảo vệ uy tín và thương hiệu sản phẩm của mình bằng cách sử dụng tem chống hàng giả công nghệ cao với công nghệ QR code, công nghệ nước, công nghệ chống hàng giả SMS.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay không có nhiều nhà cung cấp tem chống hàng giả được cấp giấy phép nên nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi nguồn cung khan hiếm và không đảm bảo an toàn. Công ty cổ phần giải pháp chống giả An Hà –  được Bộ Công an uỷ quyền trong việc tư vấn và xét duyệt in "tem chống hàng giả" với nhiều năm kinh nghiệm đi đầu trong việc cấp phát tem xác thực điện tử. Đây là loại tem được ưa chuộng bởi những doanh nghiệp lớn mạnh vì nó có độ bảo mật an toàn tuyệt đối và được in công nghệ cao nên khó làm giả làm nhái.

Vì vậy, khi kiểm tra thấy tem chống hàng giả trên sản phẩm, người tiêu dùng có thể yên tâm về chất lượng vì đã biết rõ nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Với những chia sẻ trên, tin rằng người tiêu dùng sẽ có thể dễ dàng phân biệt hàng giả, hàng thật.

Smartcheck là đơn vị được ủy quyền của Bộ Công An về việc tư vấn cung cấp giải pháp chống giả sản phẩm, xin mời liên hệ để được tư vấn trực tiếp:

Công ty Cổ phần Công nghệ Smartcheck

Địa chỉ: P 207, Tòa nhà Khách sạn Thể thao, 15 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hotline: 0985678530 (Như Quỳnh - Chuyên viên tư vấn)

Website: Smartcheck.vn / Smartcheck.com.vn

Trước tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên môi trường thương mại điện tử, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, thời gian tới sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc, xuất xứ; có cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm để có sức cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu…

Tiếp tục chương trình phiên chất vấn, chiều nay, 4.6, Quốc hội tiến hành chất vấn với nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực công thương. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành Phiên chất vấn.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn trước Quốc hội và đồng bào cử tri, Nhân dân cả nước.

Ba thách thức lớn trong trong thương mại điện tử tại Việt Nam

Mở đầu phiên chất vấn, ĐBQH Nguyễn Minh Hoàng (TP. Hồ Chí Minh) nêu rõ, hoạt động thương mại điện tử thời gian qua đã và đang bị các đối tượng lợi dụng để kinh doanh buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và lợi dụng cả thương mại điện tử để lừa đảo và chiếm đoạt tài sản. Các hành vi vi phạm này ngày càng tinh vi và khó lường, cả về quy mô lẫn địa bàn hoạt động và có diễn biến phức tạp.

Đại biểu đề nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, để hạn chế và ngăn chặn hoạt động của thương mại điện tử và hành vi vi phạm của nhóm đối tượng này nhằm hướng tới phát triển thương mại điện tử lành mạnh và bảo vệ được quyền lợi của người tiêu dùng thì sẽ triển khai những giải pháp như thế nào?

Cùng quan tâm đến hoạt động thương mại điện tử, ĐBQH Dương Minh Ánh (Hà Nội) nêu rõ, một trong những hạn chế của thương mại điện tử là khó xây dựng lòng tin của người tiêu dùng. Trong đó, vấn đề bảo mật và an toàn thông tin cá nhân cũng như các trường hợp vi phạm dữ liệu cá nhân và gian lận thương mại khiến cử tri lo lắng, do dự khi tiến hành thanh toán trực tuyến. "Đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp về vấn đề trên?" - đại biểu nêu câu hỏi.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nêu rõ, trong thương mại điện tử, Việt Nam đang phải đối mặt với 3 thách thức rất lớn.

Một là người tiêu dùng phải đối mặt với mất an toàn dữ liệu cá nhân. Hai là, hàng giả, hàng kém chất lượng, tính an toàn thấp chưa được kiểm soát chặt chẽ, đã và đang sẵn sàng đổ bộ vào nước ta, ảnh hưởng tới cả doanh nghiệp sản xuất cũng như người tiêu dùng. Ba là thất thu thuế.

Khẳng định có tình trạng lộ lọt, chiếm đoạt dữ liệu cá nhân trên môi trường mạng, Bộ trưởng cho biết, Bộ đã nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 và Nghị định 55 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong đó, có bổ sung nhiệm vụ của tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ thông tin của người tiêu dùng. Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1.7.2024, sẽ góp phần khắc phục tình trạng trên, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng cũng cho biết, thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành chức năng, đặc biệt là Bộ Công an, trong việc xây dựng Luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo đảm các quy định của pháp luật toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thương mại điện tử; đẩy mạnh truyền thông về các quy định mới của pháp luật về Nghị định hướng dẫn; yêu cầu các tổ chức, cá nhân kinh doanh tuân thủ xây dựng quy tắc bảo vệ thông tin và yêu cầu các sàn giao dịch thương mại điện tử phải công khai chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng.

Về vấn đề bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ hàng Việt, Bộ trưởng thừa nhận, các đại biểu đã phản ánh đúng về tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng thông qua thương mại điện tử, thâm nhập vào thị trường gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng và cạnh tranh không lành mạnh cho đến các doanh nghiệp sản xuất ở trong nước.

Trước tình trạng này, Bộ Công Thương đã thường xuyên khuyến nghị với doanh nghiệp sản xuất trong nước phải chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm để đủ sức cạnh tranh; đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", nhất là trên môi trường thương mại điện tử.

Bộ cũng đã trình cấp có thẩm quyền ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 và Nghị định hướng dẫn; triển khai Đề án chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử và triển khai cơ chế trực tuyến 24/7 để tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng cả nước. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc, xuất xứ, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng qua thương mại điện tử.

Thời gian tới, "Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chủ động phối hợp các bộ, ngành chức năng tham mưu với Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định về quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử theo hướng tách bạch giữa luồng hàng hóa thông thường với hàng hóa thương mại điện tử để tăng cường quản lý người bán nước ngoài qua các kênh thương mại điện tử. Tham mưu Chính phủ xem xét bãi bỏ các quy định miễn thuế giá trị gia tăng với hàng hóa nhập khẩu giá trị nhỏ để tránh tình trạng nhập khẩu qua thương mại điện tử, cạnh tranh với hàng trong nước mà không bị áp thuế. Ngoài ra, sẽ có cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm để có sức cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu..." - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Về chống thất thu thuế, Bộ trưởng cho biết, nộp thuế trong hoạt động thương mại điện tử năm 2023 đạt gần 100.000 tỷ đồng, tăng 16,1% so với năm 2022, song vẫn còn thất thu thuế trong lĩnh vực này.

Theo quy định hiện hành, Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì quản lý trong lĩnh vực thuế. Thời gian qua, Bộ Công Thương đã tích cực phối hợp với ngành thuế và Bộ Tài chính chia sẻ dữ liệu của hơn 900 website và gần 300 ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử để thực hiện việc rà soát và tăng cường quản lý thuế trong thương mại điện tử.

Khẳng định những giải pháp nêu trên, Bộ trưởng cho biết, thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu dùng chung về thương mại điện tử, chia sẻ liên thông với các bộ, ngành liên quan để phục vụ công tác quản lý thuế và hải quan. Khẩn trương hoàn thành kết nối hệ thống giữa cơ quan chức năng của Bộ Công Thương và Tổng Cục thuế để trao đổi dữ liệu các website ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng và website ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trong tháng 6.2024.

Đồng thời, tăng cường phối hợp với Bộ Công an trong việc thực hiện áp dụng định danh điện tử cho người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử để tăng cường hiệu quả quản lý, chống thất thu thuế. Tích cực phối hợp với Tổng Cục Thuế trong việc thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân hoạt động trên lĩnh vực thương mại điện tử không kê khai nộp thuế, Bộ trưởng nói.

Quy trình tiếp nhận và công khai website vi phạm rất chặt chẽ

Nêu thực tế, Bộ Công Thương hiện đang công khai các website bị phản ánh về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật trên Cổng thông tin hoạt động thương mại điện tử, song đại biểu Mai Khanh (Ninh Bình) đề nghị Bộ trưởng cho biết, việc công khai này có vô tình tiếp tay cho hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không? Bộ đang thực hiện cơ chế nào để xác minh thông tin trước khi công khai?

Thương mại điện tử là mô hình kinh doanh hiện đại và tiện lợi, nhưng do đặc thù của môi trường mạng, nên để tăng cường quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ người tiêu dùng, Bộ Công Thương đã công khai danh sách các website thương mại điện tử bị phản ánh về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Nêu rõ vấn đề trên, Bộ trưởng cho biết, bên cạnh tác dụng của biện pháp này thì cũng có thể bị lợi dụng để các đối thủ cạnh tranh nói xấu nhau. Do đó, Bộ đã thực hiện quy trình tiếp nhận và công khai thông tin rất chặt chẽ. Theo đó, trước hết chỉ công khai những website có trên 5 ý kiến phản ánh kèm theo thông tin đầy đủ về người phản ánh. Yêu cầu các website bị phản ánh phải giải trình, sau khi xác minh rõ nội dung phản ánh thì mới công khai danh sách có dấu hiệu vi phạm. Như vậy, hạn chế tối đa việc đối thủ lợi dụng để nói xấu nhau, Bộ trưởng khẳng định.

Thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp, đó là vận hành và nâng cấp cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử; đẩy mạnh xử lý khiếu nại của người tiêu dùng trực tuyến. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm nhằm giảm thiểu tối đa các hành vi không lành mạnh trong môi trường thương mại điện tử. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ pháp luật. Thông tin, hướng dẫn người tiêu dùng nâng cao kỹ năng giao dịch trên môi trường thương mại điện tử. Phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông để tăng cường truyền thông cho xã hội, đặc biệt là người tiêu dùng phải là người tiêu dùng thông thái nhằm tránh được hiện tượng lừa đảo trên thương mại điện tử.