I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT BIÊN PHÒNG VIỆT NAM[1]
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT BIÊN PHÒNG VIỆT NAM[1]
Theo FCA, người bán hay người xuất khẩu chịu trách nhiệm đóng gói hàng hóa và xếp hàng lên phương tiện chuyên chở tại vị trí đã xác định (bến cảng hoặc nhà xe của đơn vị vận tải). Trong khi đó người mua có trách nhiệm tìm đơn vị vận tải để vận chuyển lô hàng.
Địa điểm giao hàng có thể là cơ sở của người bán hay tại các cảng, sân bay, kho ngoại quan,…
Sau khi bên bán giao hàng, rủi ro sẽ được chuyển sang cho người chuyên chở thứ nhất.
Dưới đây là 2 nội dung quan trọng trong FCA Incoterm doanh nghiệp cần lưu ý:
Dù giao hàng tại cảng biển hay sân bay thì người bán cũng đều chịu chi phí và rủi ro bốc hàng lên phương tiện vận tải tại xưởng người bán. Còn người mua chịu chi phí và rủi ro bốc hàng lên tàu hay máy bay (trả phí THC đầu bốc).
Hai bên bán và mua phải rất chú ý mục này khi chào giá/thương thảo giá hàng bán vì đã có nhiều trường hợp hai bên nhầm lẫn mục này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của đôi bên. Vì các hàng tàu thường sẽ chào giá cước theo kiểu phí THC bên nào bên đó trả. Người bán cần nhắc nhở để người mua hiểu và chịu phí ngay từ đầu. Nếu có thỏa thuận khác đi phai nêu rõ trước khi ký kết hợp đồng.
Người bán hết trách nhiệm chịu rủi ro trong khâu vận chuyển hàng hóa khi hàng đã được giao cho người vận tải. Cụ thể:
Nếu giao hàng tại xưởng người bán: Người bán chịu trách nhiệm bốc xong hàng lên xe tải/container tại xưởng người bán thì mới hết trách nhiệm chịu rủi ro.
Nếu giao hàng tại sân bay cho các hãng bay mà người mua thuê: Người bán chỉ cần chở hàng đến các kho của hãng bay do người mua thuê là hết trách nhiệm chịu rủi ro. Thậm chí người bán không phải chịu trách nhiệm và chi phí cho việc dỡ hàng xuống khỏi xe tải tại kho này.
Theo các quy định đã nêu rõ trong hợp đồng FCA, bên bán hay bên xuất khẩu phải thanh toán các chi phí cho việc sản xuất, kiểm định chất lượng hàng hóa, đóng gói hàng hóa và dán nhãn cho lô hàng. Bên bán cũng có trách nhiệm vận chuyển lô hàng đến cảng hoặc đến nơi bên mua đã chỉ định để xếp hàng lên tàu, sẵn sàng xuất đi.
Cụ thể, hợp đồng FCA Incoterm quy định chi phí thuộc bên bán và bên mua như sau:
Theo các quy định trong điều kiện FCA Incoterms, không bắt buộc bên nào phải mua bảo hiểm cho lô hàng. Tuy nhiên, để phòng ngừa rủi ro, bên có đoạn rủi ro dài hơn được khuyến khích mua bảo hiểm cho lô hàng.
Trong trường hợp này, khuyến khích bên mua nên mua bảo hiểm cho lô hàng để bảo vệ lợi ích của mình.
Trên đây là các thông tin về FCA Incoterms và các quy định về trách nhiệm của 2 bên mua và bán trong vận chuyển hàng hóa quốc tế. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp các doanh nghiệp hay các bên tham gia thương mại quốc tế nắm rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong giao nhận hàng hóa quốc tế. Từ đó giảm thiểu rủi ro phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
Nếu bạn cần hỗ trợ triển khai các hoạt động trong khâu xuất nhập khẩu hàng hóa có thể tham khảo dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu trọn gói tại TSL. Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics, am hiểu mọi thủ tục, quy trình xuất nhập khẩu sẽ giúp lô hàng của bạn vận chuyển an toàn và thông quan nhanh chóng. Giảm thiểu chi phí và rủi ro trong vận chuyển hàng hóa quốc tế.