Trong số gần 300 tiến sĩ từ nhiều quốc gia được nhận bằng vào tháng 7 năm nay của Đại học Cambridge, Anh có duy nhất một người Việt Nam. Và trong lĩnh vực nghiên cứu Y - Hóa - Lý, cô cũng là nữ tiến sĩ trẻ nhất Việt Nam: Tiến sĩ Nguyễn Kiều Liên, sinh năm 1981.
Trong số gần 300 tiến sĩ từ nhiều quốc gia được nhận bằng vào tháng 7 năm nay của Đại học Cambridge, Anh có duy nhất một người Việt Nam. Và trong lĩnh vực nghiên cứu Y - Hóa - Lý, cô cũng là nữ tiến sĩ trẻ nhất Việt Nam: Tiến sĩ Nguyễn Kiều Liên, sinh năm 1981.
Với Khánh Vy, được sang Singapore học tập tuy đã từng là mơ ước khi còn học lớp 2 nhưng đây vẫn là một mục tiêu khá xa vời. Mãi đến cuối năm lớp 8, em mới thử đăng ký học bổng ASEAN khi được mẹ định hướng.
Ban đầu, Khánh Vy chỉ muốn thử sức để đánh giá năng lực bản thân so với các bạn đồng trang lứa. Nhưng sau khi vượt qua vòng 1, Vy đã quyết định tìm hiểu kỹ hơn về nền giáo dục của Singapore và nhận ra đây là môi trường phù hợp với bản thân. Vì thế, em nghiêm túc ôn luyện cho vòng 2 và được chọn vào vòng phỏng vấn cuối cùng.
Học bổng ASEAN do chính phủ Singapore tài trợ 100% học phí cho 4 năm học phổ thông và dự bị đại học tại trường công lập Singapore. Học bổng tìm kiếm các học sinh có hồ sơ thể hiện quá trình học tập phong phú ở nhiều lĩnh vực.
Là người đồng hành cùng con trong suốt quá trình thi, theo chị Dung, với học bổng ASEAN, không nhất thiết lúc nào cũng phải là Toán hay tiếng Anh mà có thể ở thể thao, nghệ thuật, hoạt động cộng đồng… Học sinh có thể học các môn văn hóa ở mức độ khá/ giỏi nhưng tầm ảnh hưởng trong trường, với các bạn, trong cộng đồng tốt thì bộ hồ sơ đó cũng được lưu ý.
Những học sinh có cuộc sống học tập phong phú, nhiều hoạt động trải nghiệm sẽ có lợi thế
Làm việc trong ngành giáo dục, chị Dung thường xuyên tìm hiểu và trao đổi về các chương trình thi học bổng, các chương trình trải nghiệm với con. Các con của chị luôn được tham gia các cuộc thi Toán, khoa học, piano, vẽ tranh từ nhỏ. Nhưng phải đến khi học lớp 8, chị mới định hướng cho Khánh Vy thử sức ở cuộc thi quốc tế, học bổng giá trị như ASEAN.
Khánh Vy (giữa) tham gia 1 cuộc thi tiếng Anh.
Để gây chú ý với hội đồng tuyển sinh, chị Dung cho rằng, học sinh tốt nhất nên có quá trình chuẩn bị cho việc phát triển bộ hồ sơ trong 1 đến 2 năm trước năm đi thi để thể hiện sắc nét được quá trình leadership (vai trò lãnh đạo) của mình. Điểm các môn văn hóa cũng cần quá trình phấn đấu nhưng vẫn rất cần lưu ý thêm thời gian để phát triển các thế mạnh khác.
Vòng thi ASEAN sẽ gồm có 3 vòng:
Vòng 1: nộp hồ sơ, xét hồ sơ, thường khoảng giữa tháng 2 nộp và tháng 4 có kết quả. Gồm: hoạt động ngoại khoá, thành tích học tập, bài viết về bản thân, thư giới thiệu. Vòng 2: làm bài thi (thi vào tháng 5, biết kết quả vào tháng 8). Gồm: 1 toán, 1 bài viết tiếng Anh, 1 bài ngữ pháp và từ vựng Tiếng Anh (test nhiều về phần từ vựng)
Vòng 3: phỏng vấn (thi tháng 8, biết kết quả tháng 9). Gồm những câu hỏi xử lý tình huống thực tế và lý do muốn học tại Singapore,…
Trong các vòng thi của học bổng ASEAN, Khánh Vy cho rằng vòng phỏng vấn có tính quyết định nhiều nhất. Cách mình trả lời có thể cho người ta hiểu hơn về tính cách, cách mình học, mình chơi, giao lưu và tìm hiểu về đất nước của họ. Trên hết, qua buổi phỏng vấn, MOE có thể quyết định liệu học sinh này có phù hợp với việc học ở Singapore hay không và có nên trao học bổng hay không.
Crescent Girls' Secondary School là một trong những trường phổ thông hệ O-level có xếp hạng cao thuộc top 10 Sing
Còn theo chị Mỹ Dung, Bộ giáo dục Singapore hướng tới tìm những học sinh có cuộc sống học tập phong phú, nhiều hoạt động trải nghiệm, luôn sẵn sàng tâm thế vươn lên, thích nghi nhanh với điều kiện mới.
Ngoài các thành tích học tập qua sách vở, học sinh cần trang bị các kỹ năng sống (điều mà bố mẹ cần chuẩn bị cho con từ nhỏ), thể hiện được tính lãnh đạo leadership, luôn vui vẻ, hứng khởi và cuối cùng, các con có những ưu điểm, thế mạnh của bản thân về âm nhạc, hội họa, nghệ thuật và thể thao là những điểm cộng cho bộ hồ sơ khi xét tuyển.
Bên Singapore hiện nay, trường có rất nhiều hoạt động ngoại khoá và trải nghiệm cho học sinh. Ví dụ như OBS, một hoạt động trải nghiệm 5 ngày 4 đêm ở hòn đảo Pulau Ubin, nơi mà học sinh sẽ phải tự túc làm mọi việc, trải nghiệm cuộc sống ở rừng, được học những kĩ năng sinh tồn quan trọng.
Ngoài ra, trường CGS cũng tạo rất nhiều cơ hội để học sinh tự tổ chức những hoạt động. Và trong các CCA, các CLB đều do học sinh tự đứng đầu, tự tổ chức và tự lên kế hoạch cho những buổi họp và gặp mặt.
Hiện giờ Khánh Vy thấy việc học rất vui và thú vị. Một điều em rất yêu thích ở đây là được làm thực hành nhiều hơn, và được trao đổi nhiều hơn. Singapore không chỉ tập trung vào việc học hành liên quan tới điểm số, mà hướng tới holistic education (giáo dục toàn diện) hơn, học đi đôi với hành, học và trải nghiệm, chứ không chỉ học và điểm số, học và thi cử.