Cấm Xuất Nhập Cảnh Nợ Thuế

Cấm Xuất Nhập Cảnh Nợ Thuế

Hiện nay, trong một số trường hợp pháp luật quy định cá nhân sẽ bị cấm xuất cảnh. Vậy, cá nhân nợ thuế bao nhiêu thì cấm xuất cảnh? Thời hạn cấm là bao lâu? Cùng tìm hiểu quy định về cấm xuất cảnh tại bài viết.

Hiện nay, trong một số trường hợp pháp luật quy định cá nhân sẽ bị cấm xuất cảnh. Vậy, cá nhân nợ thuế bao nhiêu thì cấm xuất cảnh? Thời hạn cấm là bao lâu? Cùng tìm hiểu quy định về cấm xuất cảnh tại bài viết.

Thẩm quyền quyết định cấm xuất cảnh

Theo quy định tại Điều 37 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam  và Điều 21 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thẩm quyền quyết định việc tạm hoãn xuất cảnh của cá nhân như sau:

Cá nhân, người đại diện của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế;

Người Việt Nam xuất cảnh định cư ở nước ngoài chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế;

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế;

Người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp có thẩm quyền quyết định gia hạn tạm hoãn và hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh.

Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp phải hủy bỏ việc tạm hoãn xuất cảnh chậm nhất không quá 24 giờ làm việc, kể từ khi người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Lưu ý: Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp chỉ được ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với cá nhân thuộc các trường hợp nêu trên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn và trường hợp liên quan đến vụ án, vụ việc đang thuộc thẩm quyền.

Nợ thuế bao nhiêu thì cấm xuất cảnh?

Hiện nay không có quy định cụ thể về trường hợp cấm xuất cảnh tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, cấm xuất cảnh là một cách gọi khác của trường hợp cá nhân bị tạm hoãn xuất cảnh theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam số 49/2019/QH14.

Theo đó, xuất cảnh là việc công dân Việt Nam đi ra khỏi lãnh thổ của Việt Nam thông qua cửa khẩu Việt Nam. Tạm hoãn xuất cảnh là việc cá nhân bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền dừng, không được xuất cảnh có thời hạn.

Căn cứ khoản 5 Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, các cá nhân đang nộp thuế, người đại diện của doanh nghiệp khi đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh.

Ngoài ra, các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh đối với cá nhân khác như sau:

Bị can, bị cáo, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có căn cứ bị nghi là tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn người đó trốn hoặc hủy chứng cứ.

Người được hoãn chấp hành án phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành phạt tù, được tha tù trước thời hạn trong thời gian thử thách, người hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án.

Người có nghĩa vụ về tố tụng dân sự nếu việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

Người phải thi hành án dân sự, người đại diện của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành nếu việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính cần ngăn chặn việc người đó trốn.

Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh và có căn cứ cho rằng người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng.

Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng.

Bên cạnh đó, Điều 21 Nghị định 126/2020/NĐ-CP cũng có quy định cụ thể về các trường hợp cá nhân bị tạm hoãn xuất cảnh liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế như sau:

Cá nhân, người đại diện của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế;

Người Việt Nam xuất cảnh định cư ở nước ngoài chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế;

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế;

Người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Từ quy định trên có thể thấy, nếu cá nhân chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì dù cá nhân có đang nợ thuế bao nhiêu cũng sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh trong thời gian nhất định.

Cách kiểm tra cá nhân có đang bị cấm xuất cảnh không?

Để kiểm tra cá nhân có bị cấm xuất cảnh hay không, cá nhân có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan quản lý về xuất nhập cảnh hoặc tra cứu trên trang website, thông báo của cơ quan có liên quan. Chẳng hạn:

Kiểm tra trên website của Tổng cục Thuế: https://gdt.gov.vn/wps/portal/Home/nt/xc.

Dưới đây bài viết sẽ hướng dẫn cách tra cứu cá nhân có đang bị cấm xuất cảnh không tại website của Tổng cục Thuế.

Bước 1: Truy cập vào website của Tổng cục Thuế tại https://gdt.gov.vn/wps/portal/Home/nt/xc;

Bước 2: Chọn mục “NNT có thông báo về xuất nhập cảnh”, đây là nơi để cá nhân tra cứu mình có thông báo tạm hoãn/ gia hạn tạm hoãn/ hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh hay không.

Các thông tin cần nhập bao gồm:

Bước 4: Chọn “Tìm kiếm” và đợi kết quả.

Ngoài ra, độc giả còn có thể tra cứu trên website của Tổng cục Hải quan: https://www.customs.gov.vn/index.jsp?pageId=8&cid=1294&LoaiVanBan=16&LinhVuc=541 theo hướng dẫn của trang web.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài

Cách tra cứu nợ thuế, cấm xuất cảnh

Vô tình không kê khai, phạt chậm nộp thuế cả chục triệu đồng

Theo Tổng cục Thuế, thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập nhận được của cá nhân trong một kỳ tính thuế nhất định. Đây là công cụ kinh tế vĩ mô được Nhà nước sử dụng để điều tiết thu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm, góp phần thực hiện công bằng xã hội, giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập giữa những người có thu nhập cao và những người có thu nhập thấp trong xã hội.

Thuế thu nhập cá nhân cũng là một công cụ đảm bảo nguồn thu quan trọng và ổn định cho Ngân sách Nhà nước bởi thuế thu nhập cá nhân có độ co giãn theo thu nhập tương đối lớn nên cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập của các tầng lớp dân cư cũng không ngừng tăng lên. Đối tượng nộp thuế là công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài và các cá nhân khác định cư tại Việt Nam, cũng như người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Các cá nhân này, ngoài các nguồn thu từ nơi đang công tác, làm việc chính thì có thể có những thu nhập từ các bên mà mình hợp tác làm việc như các khoản tiền công, gọi là thu nhập vãng lai. Theo quy định hiện hành, khi có những khoản thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng, đơn vị trả tiền sẽ không khấu trừ 10%.

Cũng theo quy định hiện nay, nếu tổng thu nhập vãng lai của một cá nhân trong 1 năm dưới 120 triệu đồng và các khoản thu đó đều được khấu trừ 10% thì cá nhân đó được ủy quyền cho đơn vị mình đang công tác được quyết toán thuế giúp. Tuy nhiên, nếu trong 120 triệu đồng đó chỉ cần có 1 khoản thu nhập dưới 2 triệu đồng, dù chỉ là 50.000 đồng mà không được khấu trừ trước đó cũng sẽ không được ủy quyền cho đơn vị quyết toán thuế giúp, mà cá nhân phải tự làm.

Theo bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam, trong Luật Thuế thu nhập cá nhân có quy định trường hợp mà ủy quyền quyết toán thuế cá nhân thì các tổ chức chi trả chỉ được kê khai thu nhập do cơ quan mình chi trả, còn các nơi khác chi trả không được tổng hợp kê khai vào. Vì vậy, những nơi khác chưa khấu trừ hoặc không khấu trừ thuế thì cá nhân đó không được cung cấp cho doanh nghiệp của mình để kê khai bổ sung.

Công ty Tư vấn Thuế Hà Nội (Hanoitax) thường xuyên tiếp đón nhiều người có 2 nguồn thu nhập trở lên đề nghị được tư vấn để tháo gỡ vướng mắc về quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Trong nhiều trường hợp, đại lý tư vấn chỉ còn cách khai bổ sung rồi nộp các khoản tiền phạt vào ngân sách và người nộp thuế phải tự quyết toán thuế hàng năm. "Có những trường hợp khi ra sân bay không được xuất cảnh nữa mới phát hiện mình có số thuế phải nộp", bà Lê Thị Yến - Giám đốc công ty tư vấn thuế Hà Nội cho hay.

Dễ dàng tra cứu thông tin thuế thu nhập cá nhân

Nộp thuế thu nhập cá nhân là nghĩa vụ của mỗi công dân. Việc theo dõi và quản lý lịch sử nộp thuế thu nhập cá nhân đóng vai trò quan trọng giúp bạn đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân với Nhà nước. Hiện nay, cơ quan thuế khuyến khích người nộp thuế là cá nhân đăng ký tài khoản giao dịch thuế điện tử để có thể kê khai nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân trên dịch vụ thuế điện tử mà không phải nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan thuế.

Ngoài ra, với quan điểm người dân là trung tâm của chuyển đổi số, Tổng cục Thuế đã nghiên cứu, tiếp tục triển khai cung cấp các dịch vụ điện tử cho người nộp thuế thông qua mở rộng ứng dụng eTax trên nền tảng web sang ứng dụng eTax trên nền tảng thiết bị di động (eTax mobile), cá nhân có thể dễ dàng tra cứu, nộp thuế trên ứng dụng eTax Mobile.

"Hiện nay hệ thống Etax Mobile đã cơ bản đáp ứng yêu cầu tra cứu thông tin nghĩa vụ thuế của cá nhân. Chúng tôi cũng khuyến cáo người nộp thuế thường xuyên theo dõi mở ứng dụng này và cập nhật những thông tin cá nhân mà mình thay đổi như địa chỉ, nơi làm việc mới", ông Nguyễn Quý Trung - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp nhỏ và vừa và Hộ kinh doanh, cá nhân, Tổng cục Thuế thông tin.

Nhiều người nộp thuế cũng đang kiến nghị ngành Thuế cần hỗ trợ để người nộp thuế khắc phục hậu quả và giảm nhẹ việc phải nộp phạt chậm nộp.

Mỗi người đều có thể tự tra cứu bằng mã số thuế cá nhân trên cổng dịch vụ công về các nghĩa vụ và cưỡng chế liên quan đến thuế, trong đó có nợ thuế thu nhập cá nhân, lệnh cấm xuất cảnh.

Các cách tra cứu về các nghĩa vụ thuế:

Cách 1: Tra cứu trên website chính thức của Tổng cục Thuế

Bước 1: Đăng nhập/đăng ký tài khoản tại đường link https://thuedientu.gdt.gov.vn/ bằng thông tin mã số thuế của mình.

Bước 2: Đăng nhập và tra cứu thông tin

Bước 3: Chọn mục "Tra cứu" rồi chọn "Tra cứu nghĩa vụ thuế"

Cách 2: Tra cứu trên ứng dụng eTax Mobile

Bước 1: Đăng nhập/đăng ký tài khoản, tương tự cách làm trên website Thuế điện tử.

Bước 2: Nhấn vào nút tra cứu để kiểm tra mình được hoàn thuế hay phải nộp thêm thuế và cụ thể số tiền bao nhiêu

Việc thu thuế sao cho đúng, cho đủ cũng là giải pháp mà nhiều nước đã và đang áp dụng triển khai. Nhật Bản được biết đến là đất nước có hệ thống quản lý thuế lâu đời và chặt chẽ, kinh nghiệm của họ trong việc quyết toán sao cho thuận tiện nhất đối với người dân, kể cả những người không hiểu về kế toán cũng được nhiều người quan tâm.

Tại Nhật Bản, tất cả những trường hợp có thu nhập cao đủ để đóng thuế đều phải tiến hành kê khai thuế, kể cả các trường hợp làm việc bán thời gian, làm việc theo giờ. "Hệ thống dữ liệu quốc gia" tại Nhật Bản được triển khai đồng bộ, thống nhất và dùng chung cho tất cả các ngành. Kể từ năm 2015, Nhật Bản đẩy mạnh triển khai hệ thống My Number - là mã số gồm 12 chữ số được cấp cho các cá nhân sống tại Nhật Bản. Mã số này được sử dụng trong các lĩnh vực an ninh xã hội, thuế và khi gặp thiên tai.

Chính nhờ có hệ thống dữ liệu cá nhân đồng bộ này mà thủ tục quyết toán thuế, nộp thêm, hoàn thuế, kể cả hoàn thuế tiêu thụ cho khách nước ngoài do hộ kinh doanh tiến hành cũng làm rất nhanh. Việc thông báo đóng thuế hoặc giải quyết các thủ tục thuế được các cơ quan Nhật Bản thông báo nhiều lần, bằng nhiều hình thức đến người dân như gửi giấy báo đến nhà, gọi điện hoặc thông báo qua thư điện tử.

Nhật Bản đẩy mạnh trả thù lao cho người lao động thông qua hệ thống ngân hàng, hạn chế chi trả bằng tiền mặt, với cách thức này cơ quan chức năng Nhật Bản dễ dàng phát hiện các trường hợp khai thu nhập không đúng để trốn thuế.

Tại Việt Nam cũng đã có dữ liệu quốc gia về dân cư. Theo Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam Nguyễn Thị Cúc, từ cơ sở dữ liệu thông tin đó, sau khi quyết toán thuế của các doanh nghiệp ngày 31/3, trong 1 tháng cơ quan thuế sẽ thông báo cho các cá nhân tự khai quyết toán thuế về số thuế họ còn nợ qua các cơ quan chi trả thu nhập để nộp thuế kịp thời, không để nợ thuế từ năm này qua năm khác.

"Bản thân họ cũng muốn thực hiện nghĩa vụ tốt, bằng thông báo của các cơ quan, doanh nghiệp khấu trừ… để họ trực tiếp quyết toán thuế, nộp thuế đúng và đủ", bà Nguyễn Thị Cúc cho hay.

Cũng liên quan đến vấn đề thu thuế thương mại điện tử, tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm ngành tài chính và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm ngày 15/7, ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc rà soát, kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân có phát sinh thu nhập từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, livestream bán hàng. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, chuyển cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Hiện ngành thuế đã hoàn thành trên 90% việc rà soát, đồng bộ cơ sở dữ liệu của Bộ Công an với cơ sở dữ liệu về mã số thuế để triển khai việc chuyển đổi sử dụng căn cước công dân làm mã số thuế theo quy định; hoàn thành việc tích hợp sử dụng tài khoản định danh điện tử (VNeID) với các nền tảng quản lý thuế của cơ quan thuế; bước đầu hoàn thành việc chia sẻ cơ sở dữ liệu từ Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước với Tổng cục Thuế. Qua đó tiếp tục tạo nguồn cơ sở dữ liệu phục vụ cho quản lý thuế đối với thương mại điện tử.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!